sản phẩm khác

THỨC ĂN HEO CON TRONG THỜI KỲ CHUYỂN MÙA TỪ XUÂN SANG HÈ

Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về các yêu cầu...

HIỂU VỀ KHÁI NIỆM PROTEIN LÝ TƯỞNG TRONG DINH DƯỠNG ĐỘNG VẬT

Khái niệm "Protein lý tưởng" đã trở thành nền tảng trong lĩnh vực dinh...

TỐI ƯU TỶ LỆ LYSINE TIÊU HÓA TRÊN NĂNG LƯỢNG TRAO ĐỔI ĐỂ ĐẠT HIỆU SUẤT TĂNG TRƯỞNG CAO NHẤT Ở GÀ THỊT

Trong lĩnh vực dinh dưỡng gia cầm năng động, sự cân bằng chính xác giữa axit...

XÂY DỰNG CÔNG THỨC THỨC ĂN CHO LỢN VÀ GIA CẦM: KINH NGHIỆM VÀ PHƯƠNG PHÁP

Việc xây dựng công thức thức ăn là một quá trình phức tạp...

TÍCH LŨY CƠ NẠC HIỆU QUẢ Ở LỢN VÀ GÀ THỊT: VAI TRÒ CỦA ENZYME

Bài viết này đi sâu vào các chi tiết cụ thể về cách bổ...

CÚM GIA CẦM: CÁC PHƯƠNG PHÁP PHÒNG NGỪA VÀ KIỂM SOÁT TẠI CÁC TRANG TRẠI GIA CẦM

Avian influenza (AI), thường được gọi là cúm gia cầm, là một bệnh nhiễm...

PROBIOTICS VÀ PREBIOTICS: TIÊN PHONG TRONG VIỆC CẢI THIỆN SỨC KHỎE ĐƯỜNG RUỘT Ở HEO

Trong lĩnh vực dinh dưỡng và quản lý sức khỏe của heo, probiotics và...

POULTRYCARE: BÍ QUYẾT ĐỂ TĂNG TRƯỞNG VÀ BẢO VỆ SỨC KHỎE CHO GIA CẦM

Một tiến bộ đáng kể trong lĩnh vực này là sự ra đời của các phụ gia...

BUTYMAX: MỘT CÔNG CỤ MẠNH MẼ THÚC ĐẨY SỨC KHỎE ĐƯỜNG RUỘT VÀ NĂNG SUẤT Ở LỢN VÀ GIA CẦM

ButyMax là một chất phụ gia thức ăn chăn nuôi giúp cải thiện sức khỏe đường...

ĐỘT PHÁ TRONG CHĂN NUÔI LỢN: BACILLUS LICHENIFORMIS DẪN ĐẦU CUỘC CÁCH MẠNG XANH

Chăn nuôi lợn đóng vai trò quan trọng trong việc đáp ứng nhu cầu thịt...

KỲ VỌNG NĂM 2024: CUNG VÀ CẦU ĐẬU TƯƠNG TOÀN CẦU

Sản lượng đậu tương toàn cầu dự kiến sẽ tăng 7% trong niên vụ 2023/24, đạt mức kỷ lục...

TĂNG NĂNG SUẤT CHĂN NUÔI LỢN VỚI LỢI KHUẨN BACILLUS - KHOA HỌC ĐẰNG SAU FCR TỐT HƠN VÀ TĂNG TRƯỞNG NHANH HƠN

Lợi khuẩn là các vi sinh vật sống mang lại lợi ích cho sức khỏe khi được...

5 GIẢI PHÁP CHIẾN LƯỢC ĐỂ GIẢM CHI PHÍ THỨC ĂN CHO CÁ TRA TẠI VIỆT NAM

Trong bối cảnh nuôi trồng thủy sản tại Việt Nam, việc phụ thuộc vào nguyên liệu...

ENZYME BIẾN BỘT HẠT CẢI DẦU THÀNH NGUỒN LỢI KHUẨN ĐƯỜNG RUỘT

Xử lý bột hạt cải dầu bằng enzyme carbohydrase giúp cải thiện khả năng tiêu...

NĂNG LƯỢNG THUẦN: LỢI HAY HẠI CHO NGÀNH GÀ THỊT HOA KỲ?

Ở đây, câu hỏi không phải là liệu hệ thống công thức thức ăn năng...

6 THÁCH THỨC ĐỐI VỚI NGÀNH THỨC ĂN CHĂN NUÔI TOÀN CẦU

Ngành thức ăn chăn nuôi toàn cầu phải đối mặt với một số thách thức...

PHỤ GIA PHYTOGENICS: GIẢI PHÁP TIẾT KIỆM CHI PHÍ CHO DINH DƯỠNG ĐỘNG VẬT

Trong lĩnh vực dinh dưỡng động vật không ngừng phát triển, việc tìm kiếm...

XÂY DỰNG KHẨU PHẦN ĂN MỚI CHO HEO VỖ BÉO CÓ HÀM LƯỢNG PROTEIN THẤP VỚI SỰ HỖ TRỢ CỦA AXIT AMIN

Việc cân đối khẩu phần cho lợn là sự cân bằng tinh tế giữa cung cấp đủ chất...

HẤP THỤ CHẤT DINH DƯỠNG TỐT HƠN VỚI OMEGA-3

Axit béo omega 3, từ lâu đã được công nhận vì lợi ích của...

XÂY DỰNG TIÊU CHUẨN (NHU CẦU) DINH DƯỠNG CHO GÀ THẢ VƯỜN

Nhu cầu của người tiêu dùng đối với thịt gà được sản xuất bền vững và...

ENZYME TĂNG CƯỜNG SỨC KHỎE VÀ ỔN ĐỊNH HỆ VI SINH ĐƯỜNG RUỘT Ở ĐỘNG VẬT

Đường tiêu hóa đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe và năng...

ĐẶC SẢN MỚI: THỊT LỢN NUÔI BẰNG THỨC ĂN THẢO DƯỢC.

Ngày càng có nhiều sự quan tâm đến việc nuôi lợn bằng thức ăn...

KHÁM PHÁ CÁC LỰA CHỌN THAY THẾ ZINC OXIDE TRONG KHẨU PHẦN ĂN CHO HEO SAU CAI SỮA

Kẽm oxit đã được sử dụng trong khẩu phần heo sau cai sữa để cải thiện sự tăng trưởng...

CHIẾN LƯỢC DINH DƯỠNG NHẰM TĂNG CƯỜNG PHẢN ỨNG MIỄN DỊCH CHỐNG LẠI BỆNH ASF VÀ BỆNH PRRS Ở LỢN

Bệnh dịch tả lợn châu Phi (ASF) và hội chứng sinh sản và hô hấp ở lợn...

QUẢN LÝ 6 CẶP KHOÁNG ĐỐI KHÁNG TRONG THỨC ĂN CHĂN NUÔI

Trong lĩnh vực dinh dưỡng động vật, việc hiểu biết về sự tương tác phức tạp giữa các...

LỢI ÍCH CỦA VIỆC CÂN ĐỐI THỨC ĂN THEO TỶ LỆ AXIT AMIN LÝ TƯỞNG

Việc cân đối khẩu phần ăn chính xác để đáp ứng nhu cầu axit amin của lợn...

TỶ LỆ KHOÁNG VI LƯỢNG LÝ TƯỞNG GIỮA SẮT, KẼM, MANGAN VÀ ĐỒNG CHO HEO CON

Khoáng vi lượng đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe, sự tăng trưởng...

SỨC MẠNH CỦA XYLANASE: CẢI THIỆN SỨC KHỎE VÀ HIỆU SUẤT TĂNG TRƯỞNG CỦA HEO CON

Sức khỏe và sự tăng trưởng của heo con có tầm quan trọng đặc biệt trong chăn...

CÁCH CHẨN ĐOÁN THIẾU HỤT KHOÁNG CHẤT Ở ĐỘNG VẬT

Mặc dù đánh giá toàn diện tình trạng dinh dưỡng là tốt...

GIẢM CHI PHÍ VÀ GIÁ THÀNH THỨC ĂN CHO LỢN VÀ GIA CẦM BẰNG XYLANASE VÀ PROTEASE

Thức ăn chiếm 60-70% tổng chi phí sản xuất của lợn và gia cầm, vì vậy việc cải...

KHI NÀO NĂNG LƯỢNG KHẨU PHẦN ĐƯỢC GÀ MÁI SỬ DỤNG CHO SẢN XUẤT TRỨNG?

Một nghiên cứu đã phát hiện ra rằng lượng năng lượng khẩu phần tiêu thụ...

TÁC ĐỘNG HIỆP LỰC CỦA SELEN VÀ VITAMIN E TRONG VẤN ĐỀ CHỐNG OXI HÓA: PHÂN TÍCH CHUYÊN SÂU

Trong lĩnh vực sức khỏe và thể chất, chất chống oxy hóa thu hút sự chú...

CÁ RÔ PHI: PROBIOTIC THÚC ĐẨY TĂNG TRƯỞNG VÀ MIỄN DỊCH

Nhiều nghiên cứu đã thử nghiệm chế phẩm sinh học trên cá rô phi,...

SỨC MẠNH CỦA PROTEASE: LỰA CHỌN ENZYME PHÙ HỢP CHO KHẨU PHẦN ĂN CỦA LỢN

Protease là nhóm enzyme phân giải các phân tử protein thành...

TĂNG HIỆU QUẢ HEO NÁI BẰNG CROM PICOLINATE

Việc bổ sung crom vào khẩu phần ăn của heo nái dưới dạng crom picolinate đã...

KHÁM PHÁ KẼM GLYCINATE ĐỐI VỚI TĂNG TRƯỞNG VÀ CHẤT LƯỢNG THỊT Ở GÀ VÀ LỢN

Kẽm là một khoáng chất vi lượng thiết yếu đóng vai trò quan trọng trong...

NHU CẦU VITAMIN CỦA GIA CẦM TRONG DINH DƯỠNG HIỆN ĐẠI.

Nhu cầu dinh dưỡng của gia cầm, bao gồm vitamin, đã thay đổi đáng kể trong nhiều thập...

NHU CẦU VITAMIN CỦA LỢN TRONG DINH DƯỠNG HIỆN ĐẠI.

Vitamin đóng một vai trò quan trọng trong dinh dưỡng và sức khỏe của lợn....

GIẢM THIỂU TỔN THẤT DO HIỆN TƯỢNG THỊT NHỢT MÀU, MỀM VÀ RỈ NƯỚC (PSE)

Thịt tiết dịch, mềm và nhạt màu (PSE) là khiếm khuyết lớn về chất lượng ở thịt...

TỐI ƯU HÓA TĂNG TRƯỞNG CỦA CÁ RÔ PHI VÀ LỢI NHUẬN CỦA NGƯỜI NUÔI

Thông qua việc xây dựng chế độ ăn và lựa chọn nguyên liêu cẩn thận,...

NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG THỨC ĂN THÔNG QUA CẢI TIẾN CÔNG THỨC VÀ SỬ DỤNG ENZYME

Với chi phí nguyên liệu thô và năng lượng ngày càng tăng,...

CÁC YẾU TỐ DINH DƯỠNG ẢNH HƯỞNG ĐẾN MÀU SẮC THỊT LỢN VÀ GIẢI PHÁP CẢI THIỆN.

Màu sắc của thịt lợn là một yếu tố đánh giá chất lượng thiết yếu ảnh...

VAI TRÒ QUAN TRỌNG KHÔNG THỂ BỎ QUA CỦA AXIT LINOLEIC ĐỐI VỚI SẢN XUẤT TRỨNG

Tối ưu hóa dinh dưỡng cho đàn gà là chìa khóa để đạt được...

TỐI ƯU HÓA TRỌNG LƯỢNG TRỨNG THÔNG QUA DINH DƯỠNG

Trọng lượng trứng là một yếu tố quan trọng trong ngành công nghiệp trứng thương...

TIÊU CHẢY Ở HEO CON CAI SỮA DO NGUYÊN NHÂN DINH DƯỠNG VÀ CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA HIỆU QUẢ

Tiêu chảy là một vấn đề phổ biến và đáng lo ngại đối với lợn con cai...

CÂN BẰNG CHẤT ĐIỆN GIẢI: VIỆC NHỎ, HIỆU QUẢ LỚN

Chất điện giải là những khoáng chất hòa tan trong nước và tạo...

TIÊU CHẢY Ở HEO CON: NHỮNG LÝ DO ÍT ĐƯỢC QUAN TÂM, CÁCH GIẢI QUYẾT ĐƠN GIẢN

Việc tách lợn con khỏi mẹ và chuyển sang thức ăn thể rắn thường gây ra căng...

PROTEIN CAO CHƯA HẲN ĐÃ ĐÁP ỨNG NHU CẦU CỦA ĐỘNG VẬT

Khi phát triển khẩu phần thức ăn cho gia súc và gia cầm, việc cung cấp đủ...

TƯƠNG TÁC ĐỐI KHÁNG GIỮA CÁC LOẠI KHOÁNG TRONG DINH DƯỠNG - LÀM SAO ĐỂ GIẢM THIỂU TÁC HẠI

Khoáng vi lượng đóng vai trò thiết yếu đối với sức khỏe và năng suất...

HIỂU ĐÚNG VỀ CHỈ TIÊU METHIONINE + CYSTINE (M+C) TRONG DINH DƯỞNG ĐỘNG VẬT

Trong lĩnh vực dinh dưỡng vật nuôi, sự cân bằng axit amin đóng vai trò...

L-CARNITINE TĂNG CƯỜNG SỨC KHỎE VÀ NĂNG SUẤT VẬT NUÔI NHƯ THẾ NÀO

L-Carnitine, một dẫn xuất axit amin tự nhiên, là đối tượng nghiên cứu sâu...

LỰA CHỌN NGUỒN PHỐT PHO PHÙ HỢP TRONG SẢN XUẤT THỨC ĂN CHĂN NUÔI

Phốt pho là một khoáng chất thiết yếu đóng vai trò quan trọng trong...

CROM PICOLINATE CẢI THIỆN TỶ LỆ SỐNG, TĂNG TRỌNG, KHỐI LƯỢNG VÀ CHẤT LƯỢNG CỦA TÔM

Tôm là một trong những sản phẩm thủy sản phổ biến và có giá...

CÓ BAO NHIÊU LOẠI DDGS? LOẠI NÀO TỐT HƠN CHO DINH DƯỠNG ĐỘNG VẬT?

Thành phần dinh dưỡng và chất lượng của DDGS có thể khác nhau...

NÂNG CAO GIÁ TRỊ SỬ DỤNG CỦA DDGS TRONG CHĂN NUÔI BẰNG GIẢI PHÁP ENZYME

DDGS chứa một số yếu tố kháng dinh dưỡng có thể hạn chế giá trị sử dụng...

TÌM HIỂU VỀ TÁC HẠI CỦA GLYCININ VÀ β-CONGLYCININ TRONG KHÔ DẦU ĐẬU NÀNH

Trong số các protein gây dị ứng này, glycinin và β-conglycinin...

KHOA HỌC ĐẰNG SAU TỶ LỆ CHUYỂN HÓA THỨC ĂN MƠ ƯỚC: TẬP TRUNG VÀO TỐI ƯU FCR

Giảm thiểu tỷ lệ chuyển đổi thức ăn (FCR) là một mục tiêu quan trọng trong việc tối ưu...

LỰA CHỌN SODIUM BUTYRATE HAY TRIBUTYRIN?

Axit butyric là một axit béo chuỗi ngắn được tạo ra bởi quá trình...

VAI TRÒ CỦA CHẤT CHỐNG NẤM MỐC TRONG SẢN XUẤT VÀ BẢO QUẢN THỨC ĂN CHĂN NUÔI

Chất lượng và độ an toàn của thức ăn chăn nuôi có thể bị ảnh hưởng bởi...

TỐI ĐA HÓA TRỌNG LƯỢNG TRỨNG THÔNG QUA DINH DƯỠNG HỢP LÝ

Là người chăn nuôi gia cầm, một trong những mục tiêu chính là tối...

8 ĐIỂM ĐẶC BIỆT CẦN LƯU Ý KHI LẬP CÔNG THỨC THỨC ĂN CHO CÁ

Một trong những yếu tố quan trọng góp phần vào sự thành công của bất kỳ...

10 BƯỚC XÂY DỰNG KHẨU PHẦN ĂN CHO CÁ TRA

Việc xây dựng khẩu phần ăn cho cá tra bao gồm việc xem xét các nhu...

10 BƯỚC CÂN BẰNG NĂNG LƯỢNG TRONG THỨC ĂN CHO LỢN.

Tối ưu hóa mức năng lượng trong công thức thức ăn cho lợn là việc rất quan...

PROBIOTICS: THÚC ĐẨY CÂN BẰNG HỆ VI SINH VẬT ĐƯỜNG RUỘT VÀ SỨC KHỎE VẬT NUÔI

Trong những năm gần đây, việc sử dụng men vi sinh trong thức ăn chăn nuôi đã...

CÁC SẢN PHẨM CHĂN NUÔI NHƯ THỊT, TRỨNG, SỮA SẼ Ở ĐÂU TRONG 10 NĂM TỚI

Bối cảnh thực phẩm toàn cầu không ngừng phát triển, được thúc đẩy bởi...

KHÁM PHÁ 7 BƯỚC GIẢM CHI PHÍ NĂNG LƯỢNG TRONG TRANG TRẠI GIA CẦM CỦA BẠN!

Trong thế giới phát triển nhanh ngày nay, không thể phóng đại tầm quan...

TỪ THỊT NUÔI TRONG PHÒNG THÍ NGHIỆM ĐẾN CHĂN NUÔI CHÍNH XÁC: XU HƯỚNG TIÊN TIẾN ĐỊNH HÌNH LẠI NGÀNH CHĂN NUÔI

Protein động vật là một thành phần thiết yếu trong chế độ ăn uống của con người,...

TIÊU CHẢY TRÊN HEO CAI SỮA LIÊN QUAN ĐẾN PROTEIN TRONG KHẨU PHẦN

tieu-chay-tren-heo-cai-sua-lien-quan-den-protein-trong-khau-phan-2395.jpg
Cai sữa là một trong những giai đoạn thử thách nhất đối với heo. Heo con mới cai sữa thường bị stress bởi các yếu tố sinh lý, dinh dưỡng, tâm lý và môi trường.
Do những yếu tố trên heo con thường biểu hiện giảm hoặc không tăng trưởng và tăng nguy cơ mắc bệnh trong đó có bệnh Tiêu Chảy Sau Cai Sữa (TCSCS) (Campell và cộng sự, 2013; Jing Gao và cộng sự, 2019). Mặc dù ngành chăn nuôi heo hiện đại đã có nhiều tiến bộ trong phòng ngừa các bệnh truyền nhiễm và cải thiện sức khỏe vật nuôi, tuy nhiên TCSCS vẫn là một vấn đề gây thiệt hại kinh tế đáng kể đối với ngành chăn nuôi heo. Người ta thường hay cho rằng khi heo bị tiêu chảy, thì nguyên nhân là do các mầm bệnh như vi khuẩn E. coli, Salmonella, vi rút Rota hoặc các vi khuẩn khác gây nhiễm trùng đường ruột. Tuy nhiên, đôi khi nguồn dinh dưỡng cũng có khả năng là một trong những nguyên nhân gây tiêu chảy. 

Theo Tiến sĩ Brad Lawrence, Trưởng phòng Kỹ thuật Chăn Nuôi heo của Novus International: “Một trong những thách thức về sức khoẻ và khẩu phần đối với heo cai sữa là chúng có khả năng tăng trưởng rất cao nên chúng cần khẩu phần protein cao để hỗ trợ sự tăng trưởng đó. Tuy nhiên, chúng lại có đường tiêu hóa và hệ enzyme chưa hoàn thiện, do đó chúng sẽ gặp khó khăn khi tiêu hóa lượng protein cao như vậy”. Vì vậy mục tiêu của bài viết này là tóm tắt các nguyên nhân gây TCSCS có liên quan đến hàm lượng protein cao trong khẩu phần của heo cai sữa. 

Theo Jensen và cộng sự (1997), từ khi được sinh ra đến 56 ngày tuổi, khả năng phân giải protein của enzyme đường tiêu hóa của heo con là rất thấp. Khả năng tiêu hóa protein thô ở hồi tràng của heo cai sữa là khoảng 60% - 80% (Hogberg và cộng sự, 2004). Điều đó có nghĩa là có thể còn nhiều protein trong khẩu phần mà heo con không thể tiêu hóa được so với yêu cầu.

Tiến sĩ Brad Lawrence cho biết: "Trong một số trường hợp, một loại protein khó tiêu có thể gây tiêu chảy thẩm thấu (osmotic diarrhea). Khẩu phần protein dư thừa đi đến ruột già và làm ảnh hưởng đến pH của nó, điều này thúc đẩy nhanh sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh. Cơ thể sẽ phản ứng lại bằng cách cấp nước vào đường tiêu hóa (GI) để làm giảm nồng độ lên men protein. Dẫn đến hệ quả là phân thải ra sẽ chứa lượng nước dư thừa này hay nói cách khác là heo đã mắc tiêu chảy thẩm thấu.” 

Sự lên men protein ở ruột già tạo điều kiện cho sự phát triển của các vi khuẩn gây bệnh. Thí nghiệm trên heo cai sữa cho kết quả rằng khẩu phần protein cao làm tăng sự phát triển của vi khuẩn E.coli (ETEC) trong ruột già, vi khuẩn gây tiêu chảy phổ biến trên heo con (Opapeju và cộng sự, 2009), trong khi khẩu phần protein thấp làm giảm E.coli (ETEC) trong ruột già heo con cai sữa (Opapeju và cộng sự, 2015). Ngoài ra khẩu phần protein cao cũng làm tăng pH kết tràng, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn gây bệnh phát triển (Xiaolu, và cộng sự, 2018). Một vài nghiên cứu đã báo cáo rằng cho heo ăn khẩu phần protein thấp trong 14 ngày sau cai sữa làm giảm tỷ lệ mắc bệnh tiêu chảy (Heo và cộng sự, 2008; Heo và cộng sự, 2009) và điều này cũng đã được xác nhận bởi Wu và cộng sự, 2015. 

Quá trình lên men protein của các vi khuẩn, chủ yếu xảy ra ở kết tràng, có thể tạo ra các chất chuyển hóa độc hại như ammoniac, các amine sinh học, hydrogen sulfide và phenol. Hầu hết các chất này có thể làm giảm tính toàn vẹn biểu mô và thúc đẩy các phản ứng viêm (Rist và cộng sự., 2013, Hamer và cộng sự., 2012). Ammoniac có thể gây trở ngại cho quá trình chuyển hóa oxi của axit béo mạch ngắn bên trong các tế bào biểu mô, dẫn đến thiếu hụt năng lượng trong các tế bào này. Một số amine sinh học như histamine, kích thích quá trình viêm dẫn đến viêm ruột. Khi hợp chất hydrogen sulfide ở nồng độ cao có thể ảnh hưởng xấu đến sự hô hấp tế bào và làm phá hủy DNA của tế bào biểu mô. Khẩu phần chứa hàm lượng protein cao làm tăng các chất chuyển hóa của vi khuẩn (amonia, histamine, putrescine) trong kết tràng và tăng tình trạng tiêu chảy trên heo cai sữa (Xiaolu W., và cộng sự, 2018). Các nghiên cứu khác cũng đã chỉ ra rằng khẩu phần protein thấp làm giảm quá trình lên men protein trong ruột già (Nyachoti và cộng sự, 2006, Htoo và cộng sự, 2007).

Như vậy khẩu phần protein cao là một trong những nguyên nhân dẫn đến TCSCS. Ngày nay ngày càng có nhiều biện pháp bổ sung vào thức ăn để giúp hạn chế TCSCS do dư thừa protein mà vẫn đảm bảo nhu cầu protein cao của heo như bổ sung enzyme để tăng sự phân giải protein trong khẩu phần; giảm lượng protein thô trong khẩu phần nhưng vẫn đảm bảo đáp ứng đủ nhu cầu axit amin bằng các nguồn protein tiêu hóa cao; cân bằng hệ vi vật đường ruột và hỗ trợ hệ miễn dịch (probiotic, prebiotic, các axit béo mạch ngắn và mạch trung,…). 

Tổng hợp: Ecovet Team 

Tài liệu tham khảo
1. Campbell JM, Crenshaw JD, Polo J,.2013. The biological stress of early weaned piglets. J Anim Sci Biotechnol 4(1):19. 
2. Hamer H. M., De Preter V., Windey K., Verbeke K. 2012. Functional analysis of colonic bacterial metabolism: relevant to health? American Journal of Physiology-Gastrointestinal and Liver Physiology 302(1): G1–G9. doi: 10.1152/ajpgi.00048.2011. 

3. Heo J.M., Kim J.C., Hansen C.F., Mullan B.P., Hampson D.J., Maribo H. 2010. Effects of dietary protein level and zinc oxide supplementation on the incidence of post-weaning diarrhoea in weaner pigs challenged with an enterotoxigenic strain of Escherichia coli. Livest Sci.133(1):210–213.
4. Heo J.M., Kim J.C., Hansen C.F., Mullan B.P., Hampson D.J., Pluske J.R. 2009. Feeding a diet with decreased protein content reduces indices of protein fermentation and the incidence of postweaning diarrhea in weaned pigs challenged with an enterotoxigenic strain of Escherichia coli. J Anim Sci. 87(9):2833–2843.
5. Högberg A, Lindberg JE. 2004. Influence of cereal non-starch polysaccharides and enzyme supplementation on digestion site and gut environment in weaned piglets. Anim Feed Sci Technol. 116:113–28.
6. Htoo J.K., Araiza B.A., Sauer W.C., Rademacher M., Zhang Y., Cervantes M. 2007. Effect of dietary protein content on ileal amino acid digestibility, growth performance, and formation of microbial metabolites in ileal and cecal digesta of early-weaned pigs. J Anim Sci. 85(12):3303–3312. 
7. Jensen MS, Jensen SK, Jakobsen K. 1997. Development of digestive enzymes in pigs with emphasis on lipolytic activity in the stomach and pancreas. J Anim Sci. 75(2):437-45.
8. Jing Gao, Jie Yin, Kang Xu, Tiejn Li, Yulong Yim. 2019. What is the impact of diet on nutritional diarrhea associated with gut microbita in weaning piglets: A system review. Biomed Res Int 2019:6916189. 
9. Nyachoti C.M., Omogbenigun F.O., Rademacher M., Blank G. 2006. Performance responses and indicators of gastrointestinal health in early-weaned pigs fed low-protein amino acid-supplemented diets. J Anim Sci. 84(1):125–134. 
10. Opapeju F. O., Krause D.O, Payne RL, Radenancher M, Nyachoti CM. 2009.  Effect of dietary protein level on growth performance, indicators of enteric health, and gastrointestinal microbial ecology of weaned pigs induced with postweaning colibacillosis. J Anim Sci. 87(8):2635-43. 
11. Opapeju F. O., Rodrighez-Lecompte J. C., Rademacher M., Krause D. O., Nyachoti C. M. 2015. Low crude protein diets modulate intestinal responses in weaned pigs challenged with Escherichia coli K88. Canadian Journal of Animal Science 95(1):71-78. 
12. Rist V. T. S., Weiss E., Eklund M., Mosenthin R. 2013. Impact of dietary protein on microbiota composition and activity in the gastrointestinal tract of piglets in relation to gut health: a review. Animal 7(7):1067–1078. doi: 10.1017/s1751731113000062. 
13. Wu Y.P., Jiang Z.Y., Zheng C.T., Wang L., Zhu C., Yang X.F. 2015. Effects of protein sources and levels in antibiotic-free diets on diarrhea, intestinal morphology, and expression of tight junctions in weaned piglets. Anim Nutr. 1(3):170–176. 
14. Xiaolu Wen., Li Wan., Chungtian Z., Xuefen Yang., Xianyong M., Yunpeng Wu., Zhuang C., Zongyong J. 2018. Fecal scores and microbial metabolites in weaned piglets fed different protein sources and levels. Anim Nutr 4(1): 31–36.

kỹ thuật

footer-vn-1-33.gif

CÔNG TY TNHH ECOVET

  • A135OT02 Tầng 35, Tòa Nhà A1 Vinhomes Golden River, số 2 Tôn Đức Thắng, P. Bến Nghé, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh, VN
  • Hotline: 0962003113, 038 687 0933
  • Email: sales@ecovet.com.vn
  • Website: www.ecovet.com.vn, www.ecovet.vn

Đã truy cập: 1,991,844

Đang xem: 3