sản phẩm

EcoXylanase DS

EcoXylanase DS enzyme thủy phân xylan gây nhớt, tăng cường...

EcoPhytase SHS

EcoPhytase SHS là sản phẩm chứa enzyme 6-phytase  từ vi khuẩn E.Coli,...

EcoProtease

EcoProtease chứa đa enzyme protease phổ rộng và chịu nhiệt,...

Eco Sweet 30%

Eco Sweet 30%, bổ sung vị ngọt giúp tăng lượng ăn vào, cải thiện...

Eco Crom 0,1%

Eco Crom 0,1% Bổ sung Crom hữu cơ dưới dạng Cromium Picolinate vào...

Eco Butyrate 30%

Eco Butyrate 30% bổ sung vào thức ăn chăn nuôi...

EcoBetaine

EcoBetaine tăng cường tích lũy nạc, cải thiện tốc độ tăng trưởng, cải thiện ADG và FCR

GLYADD ZN 26%

Nguồn kẽm hữu cơ có tính khả dụng sinh học và khả năng hấp thu cao dùng...

GLYADD FE 20%

Khoáng hữu cơ Glyadd Fe, giải pháp sắt hữu cơ kinh tế nhất cho chăn nuôi, đặc...

MEKON S

Mekon S là thuốc khử trùng mạnh, an toàn cho người và...

MKV - DICLACOX

Diclacox là thuốc đặc trị cầu trùng thế hệ mới, thời gian sử dụng...

EcoPXzyme

EcoPXzyme chứa Protease và Xylanase, giúp tiêu hóa đạm và...

EcoFXzyme

EcoFXzyme chứa Phytase và Xylanase dùng trong thức ăn gia súc, gia cầm...

EcoGOD

EcoGOD là sản phẩm chứa enzyme đặc biệt nhằm giảm áp lực sử dụng...

EcoBeta-M

EcoBeta-M chứa 2 loại enzyme mannanase, khử hiệu quả beta-mannan trong...

VALOSIN SOLUBLE - GÓI 40G HÒA TAN

VALOSIN SOLUBLE là kháng sinh phổ rộng thế hệ mới, đặc trị...

VALOSIN FG50

VALOSIN là kháng sinh phổ rộng thế hệ mới, đặc trị mycoplasma,...

GLYADD MN 22%

Glyadd Mn (22% Manganese), Mangan hữu cơ bổ sung vào thức ăn chăn nuôi.

FRESTA® F

FRESTA® F có ảnh hưởng toàn diện đến sinh...

BioCare

BioCare sản phẩm chứa Bacillus Subtilis & Bacillus...

CREAMINO

CREAMINO® là...

BIOSTRONG®510

BIOSTRONG®510 Giải pháp nâng cao hiệu quả chăn nuôi gia cầm...

AROMABIOTIC

Aromabiotic là sản phẩm chứa các axit béo mạch trung...

DIGESTFAST

DigestFast sản phẩm nhũ hóa hoạt lực cao kết hợp cải thiện chức năng gan,...

CareBiotics

CareBiotics tăng cường hệ miễn dịch của động vật, cân bằng hệ vi khuẩn đường...

SIPERNAT®

SIPERNAT® Chất chống vón cục cho các sản phẩm premix và...

EcoGAA

EcoGAA Cung cấp năng lượng tức thì cho nhu cầu sinh trưởng,...

Bact acid FLA

Bact Acid® FLA tiêu diệt mầm bệnh vừa hạ nhanh pH đường tiêu...

HP 300

HP 300 là sản phẩm thức ăn dặm hàng đầu được công nhận...

ImmunoWall

ImmunoWall - Prebiotic 2 trong 1 gồm Mannan oligosaccharides  (MOS) và...

DINH DƯỠNG HEO NÁI: NHỮNG ĐIỂM QUAN TRỌNG TRONG GIAI ĐOẠN CHUYỂN TIẾP


TG: Irene Alonso Garrido và Antonio Palomo Yagüe

(Ecovet) Các khía cạnh cần lưu ý khi xem xét nhu cầu dinh dưỡng của heo nái trong giai đoạn chuyển tiếp: sự phát triển của thai và các mô liên kết, sự phát triển của tuyến vú, nhiệt lượng nội sinh và các quá trình sinh lý thích nghi.

Giai đoạn chuyển tiếp (GĐCT) bao gồm mười ngày cuối của giai đoạn mang thai và mười ngày đầu tiên sau sinh, ngày càng được chú ý nhiều hơn. Nhu cầu các chất dinh dưỡng trong GĐCT thay đổi nhanh chóng, cả về năng lượng, protein và axit amin.

Nhìn chung, chúng ta có thể nói rằng khẩu phần heo nái mang thai có mật độ protein và năng lượng thấp, trong khi khẩu phần heo nái nuôi con có hàm lượng protein và năng lượng cao, cũng như hàm lượng/chất lượng chất xơ và canxi/phốt pho tiêu hóa rất khác nhau, thể hiện một bước nhảy vọt về số lượng và chất lượng và điều đó phải được xem xét. Trong thực tế, ở các trang trại do thường bị giới hạn bởi các yếu tố cơ sở hạ tầng và quản lý, nên việc chuyển đổi từ thức ăn này sang thức ăn khác được thực hiện theo những gì mà mỗi người thấy phù hợp, đó thường là những gì dễ thực hiện nhất chứ không phải là những gì tối ưu theo quan điểm dinh dưỡng.

Khi đối mặt với bất kỳ vấn đề nào ở heo nái nuôi con, chúng ta phải xem xét lại tất cả các yếu tố liên quan heo nái trong suốt sáu tháng trước đó. Không thể có một giai đoạn nuôi con tốt nếu chúng ta không quản lý và cung cấp dinh dưỡng một cách hợp lý cho heo nái trong giai đoạn nuôi con và sau cai sữa của chu kỳ trước đó cho đến khi chúng vào chuồng đẻ.

Tại thời điểm này, sự duy trì cân bằng nội môi và thể trạng cơ thể của heo nái sẽ rất quan trọng để hiểu được nhiều rối loạn có thể phát sinh nếu có sự sai lệch từ hai khía cạnh chính này. Chúng được biểu diễn trong biểu đồ sau:
 

 Rối loạn trao đổi chất ở heo nái sinh sản. Sinh lý bệnh sau đẻ, 2015. (Palomo, 2015). 

Các khía cạnh cần lưu ý khi xem xét nhu cầu dinh dưỡng ở GĐCT :
  • Sự phát triển của thai 
  • Sự phát triển tuyến vú
  • Nhu cầu duy trì của cơ thể
  • Nhu cầu tăng trọng của heo nái
  • Sự huy động các chất dự trữ của cơ thể
  • Sản xuất sữa non
  • Sản xuất sữa
  • Số lứa đẻ của heo nái: nái lứa thứ nhất và lứa thứ hai so với nái đẻ nhiều lứa.
  • Trọng lượng của heo nái ở các giai đoạn sản suất nói trên dựa trên di truyền
  • Năng suất của mỗi heo nái

Các điểm quan trọng trong giai đoạn chuyển tiếp liên quan đến dinh dưỡng 

1)Sự phát triển của thai và trọng lượng heo sơ sinh: 

Gần một nửa trọng lượng khi sinh đạt được trong 3-4 tuần cuối của thai kỳ. Sự phát triển của thai trong nửa đầu GĐCT ước tính chiếm 25 - 30% trọng lượng khi sinh. Điều này liên quan đến sự gia tăng nhu cầu protein và axit amin ở heo nái. Nếu lượng dinh dưỡng ăn vào trong những ngày này không đủ để duy trì cơ thể, chất béo và protein dự trữ sẽ được huy động để phát triển mô sinh sản và thai. Điều này không có nghĩa là sẽ ảnh hưởng tuyến tính đến trọng lượng sơ sinh của heo con, nhưng nó sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến sinh lý sinh sản của heo nái. Tuy nhiên chúng ta không biết chính xác số lượng heo con trong thai, nên không dễ để thiết lập các nhu cầu dinh dưỡng chính xác.

2) Sự phát triển của nhau thai, tử cung và nước ối: 


Nước ối và màng ối tăng lên bắt đầu từ đầu thai kỳ cho đến ngày thứ 80-85, do đó sự biến động của chúng trong GĐCT không ảnh hưởng lớn đến nhu cầu dinh dưỡng. Ngược lại, sự phát triển theo cấp số nhân của nhau thai và sừng tử cung có ảnh hưởng đến nhu cầu axit amin. Vào cuối quá trình đẻ, các chất dinh dưỡng còn giữ lại trong nhau thai, chất lỏng và niêm mạc bị mất đi do bị tống ra ngoài, dẫn đến sự cân bằng âm. Ngược lại, khi hai sừng tử cung quay trở về kích thước bình thường, các chất dinh dưỡng sẽ được chuyển hướng vào máu và đi vào quá trình tạo sữa. Người ta vẫn chưa biết chính xác dinh dưỡng của nái trong giai đoạn chuyển tiếp này ảnh hưởng như thế nào đến sự quay về kích thước bình thường của mô tử cung.

3) Sự phát triển của mô tuyến vú: 

Sự hình thành tuyến sữa bắt đầu từ 90 ngày mang thai và sự phát triển của tuyến vú diễn ra trong một phần ba cuối của thai kỳ với sự phát triển nhanh hơn trong mười ngày cuối trước khi đẻ (có thể nhận thấy bằng mắt) và được chia thành hai giai đoạn:

Giai đoạn I: sự chuẩn bị mô tuyến vú để tổng hợp các thành phần sữa
Giai đoạn II: sự tiết sữa đầu. Sự phát triển mạnh nhất của mô tuyến vú diễn ra trong mười ngày trước khi đẻ và tiếp tục trong mười ngày sau khi đẻ nhưng với tốc độ chậm hơn. Chế độ dinh dưỡng trong giai đoạn này đóng vai trò then chốt đối với sự phát triển của tuyến vú. 

4) Sự sản sinh nhiệt nội sinh: 

Sự sản xuất sữa dẫn đến tăng sinh nhiệt. Nhu cầu năng lượng duy trì trong giai đoạn đẻ cao hơn so với giai đoạn mang thai và giữ không đổi dựa trên trọng lượng trao đổi chất (460 so với 405 kJ / kg - NRC 2012), điều này cho chúng ta biết rằng trong mười ngày trước khi đẻ, nhu cầu năng lượng duy trì của heo nái không đổi và tùy thuộc vào trọng lượng của heo nái. Vào ngày đầu tiên sau khi đẻ, do số lượng và thành phần của sữa đầu, sự mất nhiệt nội sinh bổ sung chỉ ở mức thấp, nhưng bắt đầu từ ngày thứ 2 sau khi đẻ, sự mất nhiệt tăng lên đáng kể cùng với lượng sữa tiết ra. Từ ngày thứ 2 đến ngày thứ 10 của thời kỳ tiết sữa, sự gia tăng sản sinh nhiệt tương đương với năng lượng của nửa kg thức ăn.

5) Các quá trình sinh lý thích nghi:

Giai đoạn mang thai được coi là thời kỳ đồng hóa trong khi giai đoạn nuôi con được coi là thời kỳ dị hóa. Theo nguyên tắc chung, năng lượng heo nái ăn vào trong thời kỳ mang thai, 70% là để đáp ứng nhu cầu duy trì của nó và chỉ 30% được sử dụng trong sản xuất (bào thai, nhau thai, nước ối, màng ối, tử cung), trong khi ở giai đoạn nuôi con, 70% này được sử dụng để sản xuất sữa, đòi hỏi sự trao đổi chất cao hơn nhiều so với quá trình mang thai. Điều này liên quan đến sự thay đổi chuyển hóa ở gan với lưu lượng huyết tương động mạch tăng gấp ba lần và ước tính tăng 40% mức tiêu thụ oxy của gan trong thời kỳ nuôi con. Một chức năng thiết yếu của gan trong thời kỳ này là duy trì cân bằng nội môi glucose, với glucose từ nguồn dự trữ của cơ thể được sử dụng hiệu quả hơn từ thức ăn. Điều này sẽ khiến chúng ta suy ngẫm về tầm quan trọng của việc dự trữ glycogen trong giai đoạn chuyển tiếp này, tích lũy càng nhiều càng tốt trong mười ngày cuối của thai kỳ, và tránh sự cạn kiệt nguồn dự trữ này trong mười ngày đầu cho con bú bằng cách cho ăn nhiều và liên tục. Khi thời gian giữa các lần cho ăn ở heo nái cao sản cách nhau hơn 4 tiếng, mức đường huyết trong huyết tương giảm rất đáng kể. Các nghiên cứu đã được thực hiện về mối quan hệ giữa nồng độ urê huyết tương ở heo nái khi đẻ và khi sản xuất sữa đầu cho thấy mối tương quan thuận (Loisel, 2014), điều này chứng minh rằng sự chuyển hóa ở gan có ảnh hưởng đến năng suất của heo nái trong giai đoạn chuyển tiếp, do urê được sản xuất trong gan ( quá trình oxy hóa protein). 

Nguồn : Pig333
Biên dịch : Ecovet Team 

kỹ thuật khác

footer-vn-1-33.gif

CÔNG TY TNHH ECOVET

  • A135OT02 Tầng 35, Tòa Nhà A1 Vinhomes Golden River, số 2 Tôn Đức Thắng, P. Bến Nghé, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh, VN
  • Hotline: 0962003113, 038 687 0933
  • Email: sales@ecovet.com.vn
  • Website: www.ecovet.com.vn, www.ecovet.vn

Đã truy cập: 1,993,102

Đang xem: 2