sản phẩm

EcoXylanase DS

EcoXylanase DS enzyme thủy phân xylan gây nhớt, tăng cường...

EcoPhytase SHS

EcoPhytase SHS là sản phẩm chứa enzyme 6-phytase  từ vi khuẩn E.Coli,...

EcoProtease

EcoProtease chứa đa enzyme protease phổ rộng và chịu nhiệt,...

Eco Sweet 30%

Eco Sweet 30%, bổ sung vị ngọt giúp tăng lượng ăn vào, cải thiện...

Eco Crom 0,1%

Eco Crom 0,1% Bổ sung Crom hữu cơ dưới dạng Cromium Picolinate vào...

Eco Butyrate 30%

Eco Butyrate 30% bổ sung vào thức ăn chăn nuôi...

EcoBetaine

EcoBetaine tăng cường tích lũy nạc, cải thiện tốc độ tăng trưởng, cải thiện ADG và FCR

GLYADD ZN 26%

Nguồn kẽm hữu cơ có tính khả dụng sinh học và khả năng hấp thu cao dùng...

GLYADD FE 20%

Khoáng hữu cơ Glyadd Fe, giải pháp sắt hữu cơ kinh tế nhất cho chăn nuôi, đặc...

MEKON S

Mekon S là thuốc khử trùng mạnh, an toàn cho người và...

MKV - DICLACOX

Diclacox là thuốc đặc trị cầu trùng thế hệ mới, thời gian sử dụng...

EcoPXzyme

EcoPXzyme chứa Protease và Xylanase, giúp tiêu hóa đạm và...

EcoFXzyme

EcoFXzyme chứa Phytase và Xylanase dùng trong thức ăn gia súc, gia cầm...

EcoGOD

EcoGOD là sản phẩm chứa enzyme đặc biệt nhằm giảm áp lực sử dụng...

EcoBeta-M

EcoBeta-M chứa 2 loại enzyme mannanase, khử hiệu quả beta-mannan trong...

VALOSIN SOLUBLE - GÓI 40G HÒA TAN

VALOSIN SOLUBLE là kháng sinh phổ rộng thế hệ mới, đặc trị...

VALOSIN FG50

VALOSIN là kháng sinh phổ rộng thế hệ mới, đặc trị mycoplasma,...

GLYADD MN 22%

Glyadd Mn (22% Manganese), Mangan hữu cơ bổ sung vào thức ăn chăn nuôi.

FRESTA® F

FRESTA® F có ảnh hưởng toàn diện đến sinh...

BioCare

BioCare sản phẩm chứa Bacillus Subtilis & Bacillus...

CREAMINO

CREAMINO® là...

BIOSTRONG®510

BIOSTRONG®510 Giải pháp nâng cao hiệu quả chăn nuôi gia cầm...

AROMABIOTIC

Aromabiotic là sản phẩm chứa các axit béo mạch trung...

DIGESTFAST

DigestFast sản phẩm nhũ hóa hoạt lực cao kết hợp cải thiện chức năng gan,...

CareBiotics

CareBiotics tăng cường hệ miễn dịch của động vật, cân bằng hệ vi khuẩn đường...

SIPERNAT®

SIPERNAT® Chất chống vón cục cho các sản phẩm premix và...

EcoGAA

EcoGAA Cung cấp năng lượng tức thì cho nhu cầu sinh trưởng,...

Bact acid FLA

Bact Acid® FLA tiêu diệt mầm bệnh vừa hạ nhanh pH đường tiêu...

HP 300

HP 300 là sản phẩm thức ăn dặm hàng đầu được công nhận...

ImmunoWall

ImmunoWall - Prebiotic 2 trong 1 gồm Mannan oligosaccharides  (MOS) và...

SỰ LỘN XỘN CỦA CÁC THUẬT NGỮ: TINH DẦU, DẦU CHỨC NĂNG, CÁC HỢP CHẤT CÓ NGUỒN GỐC THỰC VẬT, CÁC HỢP CHẤT PHYTOGENIC


Tác giả: Joan Torrent



Trong bối cảnh giảm sử dụng kháng sinh, các chất phụ gia thức ăn chăn nuôi bắt đầu được sử dụng nhiều hơn. Cần xác định đúng thuật ngữ và mô tả đúng về thành phần, hoạt tính của các chất phụ gia này để có thể sử dụng chúng một cách đúng đắn. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng thảo luận về sự khác biệt giữa các thuật ngữ: tinh dầu (essential oils), dầu chức năng (functional oils) và các hợp chất có nguồn gốc từ thực vật / các hợp chất phytogenic.

Do Chính phủ ban hành các biện pháp quản lý hạn chế rất nhiều trong việc sử dụng kháng sinh, nên các sản phẩm thay thế chiết xuất từ thực vật đã xuất hiện trên thị trường phụ gia thức ăn chăn nuôi. Nhưng thật không may khi các sản phẩm thay thế này được định nghĩa bởi các thuật ngữ khác nhau mà không tính đến việc một số thuật ngữ này không phải là từ đồng nghĩa, và việc sử dụng sai các thuật ngữ này có thể dẫn đến việc phân biệt sai sản phẩm. Thị trường phụ gia thức ăn chăn nuôi cần xem những sản phẩm thay thế này như bất kỳ một chất kháng sinh kích thích tăng trưởng thông thường nào, cần phải xác định được thông tin về thành phần, hoạt tính và kiểm soát chất lượng của chất phụ gia, và cách tốt nhất để bắt đầu thực hiện điều đó là định nghĩa đúng từng sản phẩm.

Tinh dầu (Essential oils)

Theo Wikipedia, tinh dầu được định nghĩa là “một dạng chất lỏng kháng nước chứa các hợp chất hoá học dễ bay hơi (dễ bay hơi ở nhiệt độ bình thường) từ thực vật”. Thêm nữa, những loại “tinh dầu” này không chứa axit amin hoặc axit béo thiết yếu (theo nhu cầu của động vật), mà chúng sẽ chứa hợp chất có hương thơm từ thực vật. Điều thú vị là hầu hết các loại tinh dầu này đều không phải là dầu hoặc axit béo về mặt hóa học. Chúng chỉ kháng nước. Những ví dụ cho các sản phẩm tinh dầu phổ biến được sử dụng trong thức ăn chăn nuôi là vỏ cam, lá oregano, cỏ xạ hương, hương thảo hoặc dầu quế. Các hoạt chất phổ biến được tìm thấy trong các loại dầu này là thymol, carvacrol, cynnamaldehyde hoặc limonene. Một số sản phẩm thương mại được pha chế hoặc lập lại công thức với các hoạt chất được sản xuất tổng hợp (thay vì chiết xuất tự nhiên) để đảm bảo thành phần chất lượng của các sản phẩm, và hầu hết chúng vẫn được bán trên thị trường dưới dạng tinh dầu.

Dầu chức năng (Functional oils)

Dầu chức năng đã được định nghĩa là những loại dầu có những hoạt tính vượt quá giá trị năng lượng của chúng (theo Bess và a., 2012). Những hoạt tính này khác nhau tùy theo loại dầu, và chúng bao gồm nhưng không giới hạn các hoạt tính chống oxy hóa, kháng khuẩn hoặc chống viêm. Tất cả các loại tinh dầu đều là dầu chức năng nhưng không phải tất cả các loại dầu chức năng đều là tinh dầu, vì nhiều loại dầu chức năng không dễ bay hơi cũng như không có mùi thơm. Ví dụ như dầu thầu dầu, dầu vỏ hạt điều (chất lỏng từ vỏ hạt điều), và các axit béo chuỗi trung bình đều là các hợp chất kháng nước nhưng không dễ bay hơi, và chúng cũng không phải là hợp chất có mùi thơm. Vì vậy, chúng không thể được đưa vào phân loại tinh dầu. Dầu chức năng có thể là/ hoặc không phải là dầu hóa học. Ví dụ như, về một mặt, dầu thầu dầu và các axit béo chuỗi trung bình là triglyceride hoặc axit béo; về mặt khác, thành phần chất lỏng của (dầu) vỏ hạt điều là hỗn hợp của các alkylphenol và các polyme của chúng. Vì vậy, chúng tôi một lần nữa tìm thấy rất nhiều các thực thể hóa học.

Các hợp chất có nguồn gốc thực vật và các hợp chất phytogenic

“Các hợp chất có nguồn gốc thực vật” và “các hợp chất phytogenic” là từ đồng nghĩa và dùng để chỉ toàn bộ hoặc các bộ phận đã qua xử lý của cây, ví dụ như rễ, lá, vỏ cây (theo Díaz-Sánchez et al., 2015). Vì vậy, thuật ngữ “thực vật” hoặc “hợp chất phytogenic” cũng sẽ bao gồm tất cả các loại dầu chức năng, và như đã giải thích ở trên, tất cả các loại tinh dầu cũng sẽ được bao gồm trong nhóm dầu chức năng.
 

Hình 1. Minh họa thuật ngữ được sử dụng cho tinh dầu, dầu chức năng
và các hợp chất có nguồn gốc thực vật/ các hợp chất phytogenic.

Các chất từ thực vật hoặc các chất phytogenics cũng bao gồm các hợp chất không kháng nước như fructooligosaccharides (cũng có nguồn gốc từ thực vật). Ví dụ này cho thấy hóa chất và phương thức hoạt động của các cơ chất trong nhóm này có độ lớn ra sao và khác nhau như thế nào.

Tầm quan trọng của việc sử dụng đúng thuật ngữ

Sử dụng thuật ngữ phù hợp cho sản phẩm không chỉ đơn giản là việc sử dụng tốt thuật ngữ khoa học, mà đây là bước đầu tiên để đưa ra quyết định đúng đắn và lựa chọn được sản phẩm nào là sản phẩm phù hợp nhất. Các hợp chất phytogenic rất khác nhau và các hoạt tính của chúng cũng khác nhau rất nhiều. Không chỉ đơn giản là có thể sử dụng bất kỳ loại kháng sinh nào để ngăn ngừa hoặc điều trị bất kỳ các loại bệnh nào. Kể cả các chuyên gia giỏi cũng sẽ phải cân nhắc loại kháng sinh, ví dụ như beta-lactam, macrolide hoặc ionophore và quyết định xem loại kháng sinh nào là phù hợp nhất cho bệnh lý cần được giải quyết. Lý luận tương tự cũng đã được áp dụng cho các hợp chất phytogenic. Ví dụ, hoạt tính của thymol và carvacrol (được tìm thấy trong lá oregano) thì khác với cardol và cardanol (có trong chất lỏng vỏ hạt điều), và tất cả chúng đều khác với hoạt tính của sanguinarine (có trong cây Macleaya cordata).
 

Hình 2. So sánh cấu trúc hóa học của ba hợp chất phytogenic khác nhau.
Những cấu trúc khác nhau dẫn đến các hoạt tính khác nhau.

Với tư cách là người sử dụng tiềm năng của những loại sản phẩm này, chúng ta phải yêu cầu nhà cung cấp đưa ra thành phần, hoạt chất và kiểm soát chất lượng của chúng như cách chúng ta yêu cầu đối với bất kỳ loại phụ gia thức ăn chăn nuôi “thông thường” nào khác. Những thông tin đó sẽ là nền tảng để chúng ta có thể sử dụng cân xứng các lựa chọn thay thế này.

Nguồn: pig333.com
Biên dịch: Ecovet Team

kỹ thuật khác

footer-vn-1-33.gif

CÔNG TY TNHH ECOVET

  • A135OT02 Tầng 35, Tòa Nhà A1 Vinhomes Golden River, số 2 Tôn Đức Thắng, P. Bến Nghé, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh, VN
  • Hotline: 0962003113, 038 687 0933
  • Email: sales@ecovet.com.vn
  • Website: www.ecovet.com.vn, www.ecovet.vn

Đã truy cập: 1,990,688

Đang xem: 1