sản phẩm

EcoXylanase DS

EcoXylanase DS enzyme thủy phân xylan gây nhớt, tăng cường...

EcoPhytase SHS

EcoPhytase SHS là sản phẩm chứa enzyme 6-phytase  từ vi khuẩn E.Coli,...

EcoProtease

EcoProtease chứa đa enzyme protease phổ rộng và chịu nhiệt,...

Eco Sweet 30%

Eco Sweet 30%, bổ sung vị ngọt giúp tăng lượng ăn vào, cải thiện...

Eco Crom 0,1%

Eco Crom 0,1% Bổ sung Crom hữu cơ dưới dạng Cromium Picolinate vào...

Eco Butyrate 30%

Eco Butyrate 30% bổ sung vào thức ăn chăn nuôi...

EcoBetaine

EcoBetaine tăng cường tích lũy nạc, cải thiện tốc độ tăng trưởng, cải thiện ADG và FCR

GLYADD ZN 26%

Nguồn kẽm hữu cơ có tính khả dụng sinh học và khả năng hấp thu cao dùng...

GLYADD FE 20%

Khoáng hữu cơ Glyadd Fe, giải pháp sắt hữu cơ kinh tế nhất cho chăn nuôi, đặc...

MEKON S

Mekon S là thuốc khử trùng mạnh, an toàn cho người và...

MKV - DICLACOX

Diclacox là thuốc đặc trị cầu trùng thế hệ mới, thời gian sử dụng...

EcoPXzyme

EcoPXzyme chứa Protease và Xylanase, giúp tiêu hóa đạm và...

EcoFXzyme

EcoFXzyme chứa Phytase và Xylanase dùng trong thức ăn gia súc, gia cầm...

EcoGOD

EcoGOD là sản phẩm chứa enzyme đặc biệt nhằm giảm áp lực sử dụng...

EcoBeta-M

EcoBeta-M chứa 2 loại enzyme mannanase, khử hiệu quả beta-mannan trong...

VALOSIN SOLUBLE - GÓI 40G HÒA TAN

VALOSIN SOLUBLE là kháng sinh phổ rộng thế hệ mới, đặc trị...

VALOSIN FG50

VALOSIN là kháng sinh phổ rộng thế hệ mới, đặc trị mycoplasma,...

GLYADD MN 22%

Glyadd Mn (22% Manganese), Mangan hữu cơ bổ sung vào thức ăn chăn nuôi.

FRESTA® F

FRESTA® F có ảnh hưởng toàn diện đến sinh...

BioCare

BioCare sản phẩm chứa Bacillus Subtilis & Bacillus...

CREAMINO

CREAMINO® là...

BIOSTRONG®510

BIOSTRONG®510 Giải pháp nâng cao hiệu quả chăn nuôi gia cầm...

AROMABIOTIC

Aromabiotic là sản phẩm chứa các axit béo mạch trung...

DIGESTFAST

DigestFast sản phẩm nhũ hóa hoạt lực cao kết hợp cải thiện chức năng gan,...

CareBiotics

CareBiotics tăng cường hệ miễn dịch của động vật, cân bằng hệ vi khuẩn đường...

SIPERNAT®

SIPERNAT® Chất chống vón cục cho các sản phẩm premix và...

EcoGAA

EcoGAA Cung cấp năng lượng tức thì cho nhu cầu sinh trưởng,...

Bact acid FLA

Bact Acid® FLA tiêu diệt mầm bệnh vừa hạ nhanh pH đường tiêu...

HP 300

HP 300 là sản phẩm thức ăn dặm hàng đầu được công nhận...

ImmunoWall

ImmunoWall - Prebiotic 2 trong 1 gồm Mannan oligosaccharides  (MOS) và...

ASF: mối đe dọa lớn nhất đối với ngành chăn nuôi heo thế giới. Chúng ta có thể làm gì?

Ecovet - Dịch tễ học của ASF có thể được coi là mối đe dọa nghiêm trọng đối với ngành chăn nuôi heo trên toàn thế giới. Vì vậy bài viết này sẽ tập trung vào việc xem xét các đặc điểm chính của dịch bệnh hiện tại và có các giải pháp đề xuất cho những thách thức xác định

Tình hình chung


Dịch tả heo châu Phi (ASF) là một bệnh truyền nhiễm trên heo gây ra những ảnh hưởng lớn ở các cấp độ khác nhau. Vì ASF là một dịch bệnh đáng chú ý đối với Tổ chức Thú y Thế giới (OIE) nên sự khai báo của nó đã đưa ra các hạn chế thương mại ngay lập tức. Hơn nữa, khi ASF được thông báo tại một trang trại heo thì tất cả heo trong trại phải được tiêu hủy và phải được đưa ra các biện pháp vệ sinh nghiêm ngặt. Tất cả những hành động này đều dẫn đến thiệt hại kinh tế trực tiếp và gián tiếp gây ra nhiều hậu quả ở các khu vực bị ảnh hưởng.

Trong thập kỷ qua, ASF đã lan rộng khắp Đông Âu. Ban đầu, dịch bệnh lây lan dọc theo khu vực Kavkaz và sau đó, về phía bắc đến Liên bang Nga, Ukraine và Belarus. Năm 2014, bốn quốc gia thuộc Liên minh châu Âu bị nhiễm dịch bệnh gồm Estonia, Latvia, Ba Lan và Litva. Kể từ đó, ASF đã được thông báo ở các nước châu Âu khác như Moldova, Cộng hòa Séc, Romania, Hungary và Bulgaria. Hơn nữa, Trung Quốc, đã báo cáo sự hiện diện của dịch bệnh này vào tháng 8-2018 và tám tỉnh khác nhau đã thông báo có ASF cho đến nay với hơn 90.000 con heo bị tiêu hủy. Ngoài ra, Bỉ đã thông báo có một số trường hợp bệnh trên heo rừng vào ngày 14 tháng 9 năm 2018.

Do đó, tình hình dịch tễ học của ASF có thể được coi là mối đe dọa nghiêm trọng đối với ngành chăn nuôi heo trên toàn thế giới. Vì vậy, bài viết này sẽ tập trung vào việc xem xét các đặc điểm chính của dịch bệnh hiện tại và có các giải pháp đề xuất cho những thách thức xác định.

Những đặc điểm chính của dịch tễ học hiện tại:

1. Các tình hình dịch tễ khác nhau đã được quan sát thấy trên toàn cầu hiện nay:

   • Ở vùng Kavkaz, Liên bang Nga, Ukraine và Rumani, dịch ASF chủ yếu ảnh hưởng đến heo nhà với ít trường hợp mắc bệnh trên heo rừng.
   • Tại Liên minh Châu Âu (không tính đến Rumani), hơn 90% thông báo có ASF được cho là do heo rừng với sự bùng phát lẻ tẻ ở các trang trại heo.
   • Tại Trung Quốc, là nước gần đây bị nhiễm bệnh, ASF đang lây lan nhanh chóng trong quần thể heo nhà.
   • Tại Việt Nam, Dịch tả heo Châu phi đã được phát hiện ở các tỉnh thành bao gồm: Hưng Yên, Thái Bình, Hải Phòng, Thanh Hóa, Hà Nội, Hà Nam, Hải Dương, Hòa Bình và Điện Biên

2. Quần thể heo rừng và sự phát triển của virus đang đóng một vai trò quan trọng trong sự lây lan và tồn tại dai dẳng của ASF. Điều này là do:

   • Mật độ heo rừng tăng cao hơn bao giờ hết. Trong những thập kỷ qua, số lượng heo rừng đã tăng mạnh, ở một số khu vực thậm chí tăng 700%. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến tỷ lệ tiếp xúc và tạo điều kiện cho việc lây lan mầm bệnh.
   • Heo rừng có phạm vi di chuyển tự do trong tự nhiên, nó đã được xác định là nguồn truyền lây chính cho các khu vực dễ bị lây nhiễm. Sự di chuyển của heo rừng đã tạo điều kiện cho virus tồn tại và tái phát, với sự lây nhiễm tiếp theo cho đồng loại.
   • Sự phân lập ASF đã được thực hiện trong các trường hợp này. Những virus ASF được phân lập trên các động vật bị nhiễm với các triệu chứng lâm sàng khác nhau từ cấp tính cho đến không có triệu chứng. Thực tế này không phải là mới, như đã được mô tả trước đây ở Tây Ban Nha, và cả ở Sardinia. Khi khu vực bị ảnh hưởng là nơi chưa từng xảy ra dịch thì ASF cấp tính đã được quan sát. Tuy nhiên, khi bệnh lưu hành quanh khu vực nuôi khác thì sẽ có một tỷ lệ phần trăm động vật bị nhiễm bệnh trở thành động vật mang trùng, từ 2-6% có thể sống sót, chứa vi-rút ở các cơ quan khác nhau, hạch bạch huyết, và bị nhiễm virus không liên tục. Những động vật mang mầm bệnh này tạo thành nguồn lây nhiễm dễ dàng trong môi trường và động vật khỏe mạnh (heo rừng và heo nhà).

3. Những hành động của con người vẫn đang thúc đẩy sự lây lan của ASF ở một số khu vực bị ảnh hưởng.

   • Khi mọi người không nhận thức được các cách thức lây lan thì ASF có thể lan truyền khoảng cách xa. Một số hành động của con người dẫn đến lây lan ASF đó là cho heo ăn thức ăn nhiễm mầm bệnh hoặc bán chạy những con heo trong đó họ đang cố gắng bán những con heo bị bệnh trước khi phát hiện ra ASF.
   • An toàn sinh học trang trại là rất quan trọng để tránh ASF tấn công và lây lan trên các trang trại heo. Các trang trại chăn thả đại diện cho phần yếu nhất của mô hình chăn nuôi heo nên hầu hết các vụ bùng nổ dịch đã được thông báo tại đây.
   • Làm sạch và khử trùng phương tiện xe cộ không đúng cách là một trong những con đường lây lan mầm bệnh quan trọng nhất.
   • Quản lý heo rừng bao gồm thức ăn bổ sung của heo rừng trong các khu vực săn bắt làm tăng số lượng heo rừng và tạo điều kiện cho các động vật tiếp xúc. Tất cả các yếu tố này sau đó làm tăng sự lây lan virus.
 
Hình 1. Các con đường lây truyền virus Dịch tả heo châu Phi bao gồm tiếp xúc trực tiếp và gián tiếp với động vật bị nhiễm bệnh, sản phẩm của chúng, các chất bài tiết / dịch tiết hoặc máu, thân thịt, vật dụng khác nhau bị nhiễm mầm bệnh và vectơ sinh học (sự phát sinh riêng).

Các khuyến cáo giúp đối mặt với mối đe dọa này:

   1. Không được đánh giá thấp dịch bệnh này cũng như virus này. ASF là một dịch bệnh phức tạp từ cấu trúc virus đến dịch tễ học.
   2. Nhận biết về bệnh dịch, cơ chế lây lan của nó (mặc dù máu là con đường lây khủng khiếp nhưng các phương tiện xe cộ và những vật dụng khác bị nhiễm mầm bệnh là một trong những rủi ro lớn nhất), các triệu chứng lâm sàng (từ cấp tính đến không có triệu chứng), trình bày giải thích dịch bệnh tại các trang trại (việc này thường không được thực hiện).
   3. Phát hiện sớm các vụ bùng nổ dịch và các kế hoạch đối phó cần được xem xét và cập nhật. Tất cả các thành viên trong một chuỗi chiến đấu chống lại dịch ASF nên được thông báo và phối hợp làm việc cùng nhau (nông dân, bác sĩ thú y, phòng thí nghiệm tư nhân và chính thức, cán bộ lâm nghiệp, nhà nghiên cứu, chính trị gia, v.v.).
   4. Sự chuẩn đoán. Tập huấn lâm sàng để phát hiện dịch bệnh nên được thực hiện để có được một hệ thống phát hiện sớm và tốt. Sự phát hiện các kháng thể (bằng phương pháp ELISA và/hoặc test immunoperoxidase) và phát hiện virus (bằng PCR) nên được thực hiện song song với nhau. Điều này là cần thiết vì có những động vật có hoặc không có virus hoặc có hoặc không có kháng thể.
   5. Các chương trình kiểm soát (phân chia khu vực và / hoặc khoanh vùng) nên được xem xét dựa theo các đặc điểm của tình hình dịch tễ học. Chiến lược phân chia khu vực và /hoặc khoanh vùng có thể được thực hiện cùng nhau.
   6. Ngừng nhập khẩu heo và các sản phẩm thịt heo sống từ các khu vực có nguy cơ nhiễm mầm bệnh.
   7. Tăng cường các biện pháp an toàn sinh học tại các trang trại heo, đặc biệt là các trang trại chăn thả có khả năng tiếp xúc với heo rừng. Nếu khả thi, xác định vị trí trang trại heo bên ngoài hoặc cách xa thích hợp với khu vực heo rừng. Nếu không thì phải thực hiện các biện pháp an toàn sinh học như xây dựng hàng rào đôi, thay đổi chuồng nuôi hoặc đặt lưới trên cửa sổ, cũng như các biện pháp khác trở nên quan trọng để tránh ASF xâm nhập vào trại.
   8. Thiết lập các biện pháp kiểm soát để giảm sự phát triển của heo rừng. Chúng tôi cần những thợ săn heo rừng, cần có sự hợp tác và thỏa hiệp của họ để kiểm soát và xóa sổ ASF.
   9. Tiếp tục phổ cập tuyên truyền cho những người có thể mang virus lây nhiễm cho động vật dễ bị bệnh bao gồm cả người chăn nuôi cũng như khách du lịch và bất kỳ người nào khác tiếp xúc với động vật dễ bị nhiễm bệnh.
   10. Tiếp tục nghiên cứu để sản xuất được vắc-xin ASF. Tại Đại học Complutense của Madrid phối hợp với CISA-INIA, các nhà nghiên cứu đang có những nỗ lực để có được một loại vắc-xin an toàn và hiệu quả với kết quả đầy hứa hẹn.

Kết luận

Virus ASF đang gây ra những hậu quả rất lớn bất chấp những nỗ lực kiểm soát nó. Kể từ năm 2014, chín quốc gia thuộc Liên minh châu Âu đã thông báo về dịch bệnh này. Do đó, hệ thống được sử dụng để chiến đấu và kiểm soát ASF phải được cải thiện. Nếu chúng ta không xoay quanh tình huống này thì có khả năng heo rừng châu Âu sẽ bị nhiễm bệnh đặc hữu và trở thành nguồn lây nhiễm cho những con heo rừng khác mà còn đối với heo nhà. Do đó, toàn bộ ngành chăn nuôi heo đều có nguy cơ lớn, vì vậy chúng ta cần giảm dịch ASF càng nhiều càng tốt.

Nguồn: Pig333
Biên dịch: Ecovet Team

kỹ thuật khác

footer-vn-1-33.gif

CÔNG TY TNHH ECOVET

  • A135OT02 Tầng 35, Tòa Nhà A1 Vinhomes Golden River, số 2 Tôn Đức Thắng, P. Bến Nghé, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh, VN
  • Hotline: 0962003113, 038 687 0933
  • Email: sales@ecovet.com.vn
  • Website: www.ecovet.com.vn, www.ecovet.vn

Đã truy cập: 1,979,835

Đang xem: 1