Khô dầu dừa và các phụ phẩm từ dừa
Khô dầu dừa tương đối rẻ và luôn sẵn có, giá trị dinh dưỡng của nó cũng tương đối cao. Một số diểm hạn chế của khô dầu dừa là có nhiều NSP, chủ yếu là mannan và galactomannan, sử dụng enzyme tương ứng để triệt tiêu các NSP vừa nêu sẽ giúp khắc phục điểm yếu này. Một điểm yếu nữa là hàm lượng các axit amin thiết yếu trong khô dầu dừa thấp, điểm yếu này có thể khắc phục bằng việc sử dụng các axit amin tổng hợp và dùng khô dầu dừa kết hợp với các nguyên liệu khác giàu axit amin thiết yếu. Khô dầu dừa được sử dụng trong thức ăn cho bò, heo, gà
Khô dầu dừa là một nguyên liệu thức ăn phổ biến. Hàm lượng protein thô của nó là 20-25% so với vật chất khô (DM) với thành phần vách tế bào tương đối cao (NDF trên 50% DM, ADF khoảng 30% DM). Giá trị dinh dưỡng của nó kém hơn so với các loại khô dầu khác, đặc biệt là khô dầu đậu nành, khô dầu lạc và khô hạt bông. Không giống như các sản phẩm phụ, khô dầu dừa thường thu được từ việc chiết suất cơ học và hàm lượng dầu nói chung khá cao (khoảng 10% DM, dao động 5-15%, có trường hợp cao hơn 20%). Hàm lượng dầu làm cho nó trở thành một nguồn năng lượng có giá trị, đặc biệt ở những nơi khan hiếm nguồn cung năng lượng
(Daghir, 2008). Bã dừa thu được bằng phương pháp chiết xuất hoá học không phổ biến lắm, chứa ít dầu (khoảng 3% DM) và protein cao hơn một chút
(Feedipedia, 2011). Dầu dừa khác với các loại dầu thực vật khác, trong đó có chứa trên 60% axit béo chuỗi trung bình (C8-C12), đáng chú ý là 46-50% axit lauric (Gervajio, 2005).
Một đặc trưng của bột dừa là hàm lượng polysaccharides phi tinh bột cao, và đặc biệt là hàm lượng mannan và galactomannan (25-30%), được biết là có tính kháng dưỡng ở các loài dạ dày đơn. Các thành phần này cũng là nguyên nhân gây ra tỷ trọng thấp (0,56 g / cm3 so với 0,75 đối với bột đậu nành) và khả năng giữ nước cao (4,14 g nước / g thức ăn so với 2,77 của bã đậu nành). Đặc tính vận lý này làm hạn chế lượng ăn vào
(Sundu và cộng sự, 2009). Tuy nhiên, bột dừa có thể hấp thụ rỉ mật đường tương đương một nửa khối lượng của nó, điều này có thể là một đặc tính hữu ích trong sản xuất thức ăn tổng hợp
(McDonald et al., 2002). Bã dừa nghèo các axit amin thiết yếu, đặc biệt là lysine và các axit amin có sulfur (Sundu et al., 2009). Lysine có thể bị phá hủy một phần bởi quá trình đốt nóng trong khi khai thác dầu
(Pascoal et al., 2006). Do đó cần phải bổ sung axit amin.
Bảng 1: Thành phần dinh dưỡng của khô dầu dừa ép
Bảng 2: Thành phần axit amin của khô dầu dừa ép
Bảng 3: Giá trị năng lượng và các dưỡng chất khác của khô dầu dừa ép

Sưu tầm và biên dịch:
Ecovet Team