sản phẩm

EcoXylanase DS

EcoXylanase DS enzyme thủy phân xylan gây nhớt, tăng cường...

EcoPhytase SHS

EcoPhytase SHS là sản phẩm chứa enzyme 6-phytase  từ vi khuẩn E.Coli,...

EcoProtease

EcoProtease chứa đa enzyme protease phổ rộng và chịu nhiệt,...

Eco Sweet 30%

Eco Sweet 30%, bổ sung vị ngọt giúp tăng lượng ăn vào, cải thiện...

Eco Crom 0,1%

Eco Crom 0,1% Bổ sung Crom hữu cơ dưới dạng Cromium Picolinate vào...

Eco Butyrate 30%

Eco Butyrate 30% bổ sung vào thức ăn chăn nuôi...

EcoBetaine

EcoBetaine tăng cường tích lũy nạc, cải thiện tốc độ tăng trưởng, cải thiện ADG và FCR

GLYADD ZN 26%

Nguồn kẽm hữu cơ có tính khả dụng sinh học và khả năng hấp thu cao dùng...

GLYADD FE 20%

Khoáng hữu cơ Glyadd Fe, giải pháp sắt hữu cơ kinh tế nhất cho chăn nuôi, đặc...

MEKON S

Mekon S là thuốc khử trùng mạnh, an toàn cho người và...

MKV - DICLACOX

Diclacox là thuốc đặc trị cầu trùng thế hệ mới, thời gian sử dụng...

EcoPXzyme

EcoPXzyme chứa Protease và Xylanase, giúp tiêu hóa đạm và...

EcoFXzyme

EcoFXzyme chứa Phytase và Xylanase dùng trong thức ăn gia súc, gia cầm...

EcoGOD

EcoGOD là sản phẩm chứa enzyme đặc biệt nhằm giảm áp lực sử dụng...

EcoBeta-M

EcoBeta-M chứa 2 loại enzyme mannanase, khử hiệu quả beta-mannan trong...

VALOSIN SOLUBLE - GÓI 40G HÒA TAN

VALOSIN SOLUBLE là kháng sinh phổ rộng thế hệ mới, đặc trị...

VALOSIN FG50

VALOSIN là kháng sinh phổ rộng thế hệ mới, đặc trị mycoplasma,...

GLYADD MN 22%

Glyadd Mn (22% Manganese), Mangan hữu cơ bổ sung vào thức ăn chăn nuôi.

FRESTA® F

FRESTA® F có ảnh hưởng toàn diện đến sinh...

BioCare

BioCare sản phẩm chứa Bacillus Subtilis & Bacillus...

CREAMINO

CREAMINO® là...

BIOSTRONG®510

BIOSTRONG®510 Giải pháp nâng cao hiệu quả chăn nuôi gia cầm...

AROMABIOTIC

Aromabiotic là sản phẩm chứa các axit béo mạch trung...

DIGESTFAST

DigestFast sản phẩm nhũ hóa hoạt lực cao kết hợp cải thiện chức năng gan,...

CareBiotics

CareBiotics tăng cường hệ miễn dịch của động vật, cân bằng hệ vi khuẩn đường...

SIPERNAT®

SIPERNAT® Chất chống vón cục cho các sản phẩm premix và...

EcoGAA

EcoGAA Cung cấp năng lượng tức thì cho nhu cầu sinh trưởng,...

Bact acid FLA

Bact Acid® FLA tiêu diệt mầm bệnh vừa hạ nhanh pH đường tiêu...

HP 300

HP 300 là sản phẩm thức ăn dặm hàng đầu được công nhận...

ImmunoWall

ImmunoWall - Prebiotic 2 trong 1 gồm Mannan oligosaccharides  (MOS) và...

KIỂM SOÁT STRESS NHIỆT – ĐÁP ỨNG CỦA GÀ ĐẺ VỚI CÁC ĐIỀU KIỆN KHÍ HẬU NÓNG


Bởi By Viola Holik, Lohmann Tierzucht, Tanzania 

(Ecovet) Gà đẻ ở vùng khí hậu nóng tiếp xúc với nhiệt độ cao, dẫn đến giảm năng suất sinh sản. Các biện pháp thích hợp có thể được thực hiện để kiểm soát các điều kiện như vậy, nhưng điều này đòi hỏi phải có sự hiểu biết về sinh lý gia cầm. 

Ở các nước đang phát triển, chăn nuôi gia cầm chủ yếu theo hình thức chăn nuôi truyền thống. Người ta uớc tính khoảng 80% gia cầm được chăn nuôi theo hình thức gia đình, và đóng góp đến 90% sản phẩm gia cầm ở các nước thu nhập thấp như Ethiopia. 

Stress nhiệt thường là vấn đề phổ biến ở các nước đang phát triển. Nhiệt độ môi trường cao có thể ảnh hưởng xấu đến gà thịt và gà đẻ thương phẩm. Độ ẩm cao kết hợp với nhiệt độ cao thậm chí có thể gây ra nhiều thiệt hại hơn nữa. Stress nhiệt ảnh hưởng đến sự thoải mái của gà và làm giảm hiệu quả sản xuất. 

Trong giai đoạn stress nhiệt, gà mái phải thực hiện các điều chỉnh nhiệt độ để thích nghi và tránh tử vong do kiệt sức vì nóng. Kết quả là, gà đẻ không thể đạt được đầy đủ tiềm năng di truyền của chúng. Mục đích của bài viết này là để thảo luận một số tác động của stress nhiệt đối với gà đẻ, và để xem xét các phương pháp mà nhà chăn nuôi gia cầm có thể sử dụng để giảm bớt một phần các tác động bất lợi của stress đối với năng suất gia cầm. 

Loại bỏ nhiệt độ cơ thể dư thừa

Nhiệt độ cơ thể của gà mái dao động khoảng 40-42 độ C, tùy thuộc vào thời gian trong ngày (trước và sau khi cho ăn, ban ngày hoặc ban đêm), độ dày của lông (liên quan đến việc thay lông), sự ấp trứng và nhiệt độ môi trường. Nhiệt độ môi trường lý tưởng cho gà là khoảng 18-24 độ C. Khi nhiệt độ vượt quá 24 độ C, gà sẽ giải phóng nhiệt độ cơ thể dư thừa thông qua một số cách: 

Sự bức xạ 

Sự mất nhiệt tỷ lệ thuận với sự chênh lệch nhiệt độ giữa bề mặt cơ thể và không khí xung quanh. Mái chuồng cách nhiệt, cách nóng kém sẽ làm tăng nhiệt độ chuồng nuôi và tăng stress nhiệt vào những ngày nắng nóng, tương tự như ánh nắng chiếu trực tiếp lên những gà không có bóng râm. 

Sự đối lưu 

Khi nhiệt độ cơ thể cao, gà mái sẽ giải phóng nhiệt ra môi trường xung quanh. Có thể hạn chế điều này bằng cách cung cấp sự luu thông khí đủ nhanh để phá vỡ lớp không khí tĩnh xung quanh cơ thể gà. 

Sự dẫn nhiệt 

Nhiệt có thể truyền từ bề mặt này sang bề mặt khác, chẳng hạn như khi gà đứng hoặc ngồi trên chất độn chuồng mát hay ống nước mát. Thông thường, chất độn chuồng có nhiệt độ tương tự như nhiệt độ của chuồng nuôi và ống nước được cách nhiệt. 

Sự bốc hơi 

Vì da của gia cầm không có tuyến mồ hôi, nên sự thoát hơi nước diễn ra thông qua thở hổn hển. Điều này chỉ hiệu quả khi độ ẩm không quá cao. Do đó, các điều kiện nóng và ẩm sẽ gây stress nhiệt nhiều hơn so với điều kiện nóng và khô. Để mất 1ml nước, gà phải sử dụng 540 kcal, và sự mất năng lượng này có thể dẫn đến sự giảm năng suất đáng kể. 

Nhiệt độ cơ thể và nhiệt độ môi trường 

Tốc độ mất nhiệt của cơ thể thông qua sự bức xạ và sự đối lưu giảm khi nhiệt độ tăng, và gà chủ yếu dựa vào sự điều chỉnh nhiệt độ thông qua bốc hơi nước. 
18-24 độ C là nhiệt độ môi trường lý tưởng cho gà mái. Khi nhiệt độ lên đến 30 độ C gà mái vẫn có thể điều chỉnh nhiệt độ cơ thể, nhưng khi nhiệt độ chuồng nuôi đạt 40 độ C, nhiệt độ cơ thể sẽ tăng lên nhanh chóng. Khi tiếp xúc với nhiệt độ môi trường 30 độ C, gà mái sẽ ăn ít hơn, dẫn đến kích thước trứng sẽ nhỏ hơn và cuối cùng là giảm sản xuất trứng. 

Khi nhiệt độ tăng từ 30 đến 38 độ C, chất lượng vỏ trứng có thể sẽ xấu đi, ví dụ tăng tỷ lệ trứng nứt. Trên 38 độ C gà chỉ có thể thải nhiệt cơ thể thông qua tăng thở hổn hển, gây kiềm hóa đường hô hấp. Phản ứng sinh lý này đặc trưng bởi sự tăng pH máu cùng với sự giảm nồng độ CO2 trong máu. Điều này làm mất cân bằng axit-bazo và làm giảm canxi và bicarbonate trong máu, canxi và bicarbonate là những yếu tố cần thiết để sản xuất vỏ trứng khỏe mạnh. Do đó, trứng được sản xuất sẽ có vỏ mỏng hơn. 

Từ 41 độ C, nguy cơ tử vong cao và các biện pháp khẩn cấp phải được thực hiện. Nhiệt độ 47 độ C có thể gây chết gà. Nhiệt độ tăng sẽ khiến gà mái ăn ít thức ăn, nhưng uống nhiều nước hơn. Ví dụ tỷ lệ nước : thức ăn ăn vào ở 15 độ C là 1.82 : 1. Tuy nhiên, khi nhiệt độ đạt 30-35 độ C, tỷ lệ nước : thức ăn sẽ là 4.9 : 1, đây là tình trạng khá phổ biến ở các trại hở ở vùng khí hậu nóng. 

Gà đẻ được nuôi ở nhiệt độ cao từ khi còn nhỏ có thể thích nghi ở một mức độ nào đó và có thể có năng suất tốt. Những gà mái này thường có mào và tích lớn hơn bình thường. Ngoài ra, những gà này có ít mỡ và ít lông. 

Các biện pháp quản lý 

Để thực hiện quản lý tốt cần phải chú ý đến các yếu tố sau đây để giảm thiểu stress nhiệt trên gà: 

Mật độ nuôi 

Sự mất nhiệt thường phụ thuộc vào sự chênh lệch giữa nhiệt độ cơ thể gà và nhiệt độ chuồng nuôi. Nếu mật độ nuôi cao, nhiệt lượng tỏa ra giữa các con gà sẽ tích tụ và nhiệt độ sẽ tăng lên. Do đó, gà không thể giảm được nhiệt độ cơ thể. 

Các hoạt động chăn nuôi

Trong những khoảng thời gian nắng nóng của ngày, nên tránh tạo thêm bất kỳ stress nào khác lên gà. Tiêm phòng, mài mỏ, vận chuyển hoặc các thao tác khác nên được thực hiện trong thời gian mát nhất trong ngày, nếu cần thiết có thể thực hiện vào ban đêm. Trong mọi trường hợp, phải thực hiện các thao tác đối với gà một cách bình tĩnh và nhẹ nhàng nhất có thể. 

Nhiệt độ nước 

Gà có thể giảm nhiệt độ cơ thể bằng cách uống nước mát. 

Thời điểm cho ăn 

Hai nhà nghiên cứu Leeson và Summers đã thực hiện thí nghiệm về thời điểm cho ăn trên gà mái. 

Cho ăn vào thời điểm thích hợp trong ngày là rất quan trọng để giúp gà đối phó với stress nhiệt. Trong buổi chiều muộn, nhiệt độ cơ thể gà tăng đáng kể, trong trường hợp nghiêm trọng, có thể làm gà tử vong. Đây không phải là thời gian nóng nhất trong ngày, nhưng đây là thời gian tiêu hóa cao nhất khi gà được cho ăn vào sáng sớm/giữa buổi sáng. Một chiến lược tốt để giảm tạo ra nhiệt không cần thiết cho gà là ngưng cho ăn 8 giờ trước thời điểm nhiệt độ cao nhất dự kiến. 1/3 khẩu phần ăn hàng ngày nên được cho ăn vào buổi sáng và 2/3 vào buổi chiều muộn. Một lợi thế nữa là sự khả dụng của canxi trong hệ tiêu hóa trong suốt quá trình hình thành vỏ vào ban đêm và vào những giờ sáng sớm. Điều này sẽ cải thiện chất lượng vỏ trứng và ngăn chặn sự cạn kiệt canxi xương của gà. “Ăn nhẹ nữa đêm” là một công cụ tốt để giúp gà mái có thêm thời gian để ăn trong những thời gian mát vào ban đêm. Điều này không nhất thiết phải thực hiện vào nữa đêm, nhưng thay vào đó là 3 tiếng tối (không chiếu sáng) trước và sau 1-2 tiếng chiếu sáng thêm là cần thiết để tránh làm xáo trộn chương trình chiếu sáng. 

Kích thích lượng ăn vào 

Có một số chiến lược đơn giản để kích thích lượng ăn vào:

- Chạy hệ thống máng ăn thường xuyên hơn. Làm trống máng ăn để tránh bị tràn nếu cần. 
- Nên để trống máng ăn ít nhất một lần một ngày để tăng sự thèm ăn và để đảm bảo rằng các hạt mịn của thức ăn (premix, vitamin,…) được tiêu thụ. 
- Kết cấu viên thức ăn không nên quá mịn. Có thể sử dụng dầu để tránh bụi thức ăn. 

Dinh dưỡng 

Nhu cầu Năng lượng trao đổi (ME) giảm khi nhiệt độ môi trường tăng lên trên 21 độ C, do giảm nhu cầu năng lượng cho sự duy trì. Nhu cầu năng lượng sẽ giảm khi nhiệt độ tăng lên tới 27 độ C, trên 27 độ C lượng ăn bắt đầu tăng trở lại do gà cần thêm năng lượng cho việc thở hổn hển để giảm nhiệt cơ thể. 

Dầu 

Bổ sung dầu trong khẩu phần từ lâu đã được chứng minh là giúp mang lại lợi ích ở những vùng khí hậu nóng và cho thấy hiệu quả tốt hơn so với vùng khí hậu ôn đới. Ví dụ, bổ sung dầu giúp tăng lượng ăn vào tới 17,2% ở nhiệt độ 31độ C so với 4,5% ở nhiệt độ 10-18 độ C. Sự tiêu hóa chất béo tạo ra ít nhiệt hơn so với tiêu hóa carbohydrate và protein. Dầu kết dính các hạt mịn trong thức ăn và kích thích lượng ăn vào. Ngoài ra, dầu còn tăng mức năng lượng trong thức ăn, điều này rất quan trọng để bù lại năng lượng ăn vào giảm do lượng ăn vào giảm trong suốt những thời điểm nắng nóng. Chất béo cũng đã được chứng minh là làm chậm quá trình di chuyển của thức ăn trong đường tiêu hóa, do đó tăng khả năng sử dụng các chất dinh dưỡng. Có thể sử dụng lên tới 5% dầu trong khẩu phần. Một lợi ích nữa của dầu là hàm lượng axit linoleic, giúp cải thiện sự sản xuất trứng và trọng lượng của trứng. 

Protein 

Việc nên tăng hay giảm hàm lượng protein trong khẩu phần để giảm thiểu stress nhiệt và duy trì sự sản xuất đã được nghiên cứu với các kết quả khác khác nhau. Hầu như mọi ý kiến đều đồng ý rằng chìa khóa cho dinh dưỡng khẩu phần tốt là tập trung vào lượng ăn vào hàng ngày của các axit amin thiết yếu và giảm lượng protein tiêu hóa ăn vào cùng với các ràng buộc của các nguyên liệu thô có sẵn. 

Vitamin 

Vitamin là thành phần rất quan trọng trong khẩu phần của gà. Cũng cần lưu ý rằng nếu không sử dụng khẩu phần theo công thức, sự thiếu hụt vitamin có khả năng sẽ xảy ra, ảnh hưởng tiêu cực đến gà. Vitamin C được cho là hỗ trợ gà trong việc đối phó với stress nhiệt, nhưng hiệu quả vẫn chưa được hiểu đầy đủ. Một số gà có thể không thể tổng hợp đủ axit ascorbic để thay thế việc mất vitamin trầm trọng khi bị stress nhiệt. Nghiên cứu vào đầu những năm 1960 đã cho thấy rằng việc bổ sung vitamin C giúp cải thiện trọng lượng trứng, độ dày của vỏ và sự sản xuất trứng. Các thí nghiệm sau đó đã cho thấy rằng việc bổ sung axit ascorbic vào thức ăn giúp cải thiện lượng ăn vào và hiệu quả sử dụng thức ăn. Hiệu quả tối ưu được ghi nhận khi bổ sung 250-400 mg axit ascorbic/kg thức ăn. Do lượng ăn vào thấp hơn khi nhiệt độ cao, việc bổ sung nguồn vitamin bị thiếu hụt phải được đảm bảo. 

Điện giải 

Cân bằng điện giải ở gà bị thay đổi do thở hổn hển khi bị stress nhiệt. Thở hổn hển làm tăng mất carbon dioxide trên gà, làm giảm lượng nước uống vào lý tưởng của gà. Việc bổ sung các chất điện giải vào thức ăn hoặc nước uống giúp tăng lượng nước uống vào trên gà. Điều này giúp duy trì nhiệt độ cơ thể ổn định. 

Khoáng chất 

Trong những giai đoạn nóng, sự bài tiết khoáng chất thường tăng. Do đó nên tăng hàm lượng khoáng chất trong công thức. Vì sẽ rất khó để thay đổi khẩu phần một cách nhanh chóng, nên bổ sung qua nước uống được khuyến cáo. 
Để đáp ứng nhu cầu canxi cho gà đẻ, có thể bổ sung thêm bột vỏ sò và bột đá vôi. 

Nguồn: PoultryWorld 
Biên dịch: Ecovet Team
  

kỹ thuật khác

footer-vn-1-33.gif

CÔNG TY TNHH ECOVET

  • A135OT02 Tầng 35, Tòa Nhà A1 Vinhomes Golden River, số 2 Tôn Đức Thắng, P. Bến Nghé, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh, VN
  • Hotline: 0962003113, 038 687 0933
  • Email: sales@ecovet.com.vn
  • Website: www.ecovet.com.vn, www.ecovet.vn

Đã truy cập: 1,993,419

Đang xem: 1