Ở đây, chúng tôi sẽ chỉ tập trung vào phụ gia bổ sung thêm vào thức ăn, ngoài ra những nguyên liệu thức ăn và quản lý nước cũng là một phần lớn của bức tranh dinh dưỡng này.
1. Chất điện giải. Một số khoáng chất được biết đến có khả năng giảm sự bài tiết nước trong khi những chất khác hoạt động như thuốc lợi tiểu.
Cân bằng điện giải phù hợp là rất quan trọng, đặc biệt là thời gian uống nhiều nước (như mùa hè). Tránh sử dụng quá nhiều khoáng tổng số trong khẩu phần ăn cũng giúp làm giảm phân ướt ở gà thịt
2. Betaine. Betaine hoạt động như một chất điều hòa thẩm thấu, giúp các tế bào duy trì đủ nước và làm giảm cảm giác khát do mất nước.
3. Khoáng sét. Một số sản phẩm từ khoáng sét (nhưng không phải là tất cả) có thể giúp hấp phụ một số nước trong đường tiêu hóa giống như một miếng bọt biển/xốp tự nhiên vậy. Khi bài tiết, các khoáng sét này vẫn giữ nước và đưa ra bên ngoài.
4. Chất xơ. Xơ không hòa tan cũng hoạt động như một miếng bọt biển/xốp tự nhiên, hấp thụ nước trong đường tiêu hóa. Sử dụng sản phẩm phù hợp là rất quan trọng vì xơ có thể lên men sẽ làm tăng độ nhớt của đường tiêu hòa và có thể không thể hấp thụ nước tốt. Và sự cân bằng là bắt buộc.
5. Các enzyme. Một số enzyme có thể phân giải các carbonhydrate có tính nhớt (chủ yếu là hemi-celuloses) từ đó có thể giúp giảm độ nhớt dư thừa ở trong đường tiêu hóa – nguyên nhân làm phân ướt. Việc chọn enzyme thích hợp phụ thuộc vào loại nguyên liệu ngũ cốc được sử dụng trong mỗi công thức.
6. Kẽm và biotin. Mặc dù hai chất dinh dưỡng này sẽ không làm giảm tỷ lệ phân ướt, nhưng chúng cũng giúp gà thịt bằng cách cải thiện sức khỏe đệm bàn chân, từ đó giúp chúng ít có vấn đề do chất độn chuồng ẩm ướt gây ra.
Phân ướt vẫn là một vấn đề thường gặp trong chăn nuôi gà thịt. Vấn đề này không thể giải quyết chỉ bằng dinh dưỡng nhưng dinh dưỡng lại đóng một vai trò quan trọng. Ít nhất, chúng ta có thể đảm bảo rằng dinh dưỡng không làm nghiêm trọng thêm một vấn đề đã tồn tại.