sản phẩm

EcoXylanase DS

EcoXylanase DS enzyme thủy phân xylan gây nhớt, tăng cường...

EcoPhytase SHS

EcoPhytase SHS là sản phẩm chứa enzyme 6-phytase  từ vi khuẩn E.Coli,...

EcoProtease

EcoProtease chứa đa enzyme protease phổ rộng và chịu nhiệt,...

Eco Sweet 30%

Eco Sweet 30%, bổ sung vị ngọt giúp tăng lượng ăn vào, cải thiện...

Eco Crom 0,1%

Eco Crom 0,1% Bổ sung Crom hữu cơ dưới dạng Cromium Picolinate vào...

Eco Butyrate 30%

Eco Butyrate 30% bổ sung vào thức ăn chăn nuôi...

EcoBetaine

EcoBetaine tăng cường tích lũy nạc, cải thiện tốc độ tăng trưởng, cải thiện ADG và FCR

GLYADD ZN 26%

Nguồn kẽm hữu cơ có tính khả dụng sinh học và khả năng hấp thu cao dùng...

GLYADD FE 20%

Khoáng hữu cơ Glyadd Fe, giải pháp sắt hữu cơ kinh tế nhất cho chăn nuôi, đặc...

MEKON S

Mekon S là thuốc khử trùng mạnh, an toàn cho người và...

MKV - DICLACOX

Diclacox là thuốc đặc trị cầu trùng thế hệ mới, thời gian sử dụng...

EcoPXzyme

EcoPXzyme chứa Protease và Xylanase, giúp tiêu hóa đạm và...

EcoFXzyme

EcoFXzyme chứa Phytase và Xylanase dùng trong thức ăn gia súc, gia cầm...

EcoGOD

EcoGOD là sản phẩm chứa enzyme đặc biệt nhằm giảm áp lực sử dụng...

EcoBeta-M

EcoBeta-M chứa 2 loại enzyme mannanase, khử hiệu quả beta-mannan trong...

VALOSIN SOLUBLE - GÓI 40G HÒA TAN

VALOSIN SOLUBLE là kháng sinh phổ rộng thế hệ mới, đặc trị...

VALOSIN FG50

VALOSIN là kháng sinh phổ rộng thế hệ mới, đặc trị mycoplasma,...

GLYADD MN 22%

Glyadd Mn (22% Manganese), Mangan hữu cơ bổ sung vào thức ăn chăn nuôi.

FRESTA® F

FRESTA® F có ảnh hưởng toàn diện đến sinh...

BioCare

BioCare sản phẩm chứa Bacillus Subtilis & Bacillus...

CREAMINO

CREAMINO® là...

BIOSTRONG®510

BIOSTRONG®510 Giải pháp nâng cao hiệu quả chăn nuôi gia cầm...

AROMABIOTIC

Aromabiotic là sản phẩm chứa các axit béo mạch trung...

DIGESTFAST

DigestFast sản phẩm nhũ hóa hoạt lực cao kết hợp cải thiện chức năng gan,...

CareBiotics

CareBiotics tăng cường hệ miễn dịch của động vật, cân bằng hệ vi khuẩn đường...

SIPERNAT®

SIPERNAT® Chất chống vón cục cho các sản phẩm premix và...

EcoGAA

EcoGAA Cung cấp năng lượng tức thì cho nhu cầu sinh trưởng,...

Bact acid FLA

Bact Acid® FLA tiêu diệt mầm bệnh vừa hạ nhanh pH đường tiêu...

HP 300

HP 300 là sản phẩm thức ăn dặm hàng đầu được công nhận...

ImmunoWall

ImmunoWall - Prebiotic 2 trong 1 gồm Mannan oligosaccharides  (MOS) và...

ĐẢM BẢO SỨC KHOẺ HEO CON NGAY CẢ KHI KHÔNG SỬ DỤNG KHÁNG SINH

Tác giả: Lars Sangill Andersen

 
Loại bỏ phương pháp truyền thống về ngăn ngừa tiêu chảy sau cai sữa ở heo con và áp dụng một phương pháp mới bằng việc giảm thiểu các yếu tố kháng dưỡng (ANFs) trong khô dầu đậu nành.

Sử dụng thuốc kháng sinh và oxit kẽm liều lượng cao từ lâu đã trở thành quy trình thông thường để kiểm soát, ngăn ngừa hoặc giảm tiêu chảy sau cai sữa (PWD) ở heo con. Tuy nhiên, khi các giải pháp truyền thống này ngày càng bị cấm và loại bỏ dần ở nhiều quốc gia, thì các nhà chăn nuôi đang phải cân nhắc những cách khác để làm giảm các triệu chứng của PWD như: sử dụng khẩu phần ít protein, cho ăn hạn chế và sử dụng các chất phụ gia khác nhau, v.v...

Ngoài ra, các nhà chăn nuôi có thể chọn một phương pháp hoàn toàn khác để cố gắng tránh khỏi chứng PWD bằng cách loại bỏ những thành phần có nhiều khả năng gây ra bệnh này nhất trong thức ăn của heo con. Trong các loại thức ăn làm từ đậu nành, những thành phần này được gọi là các chất kháng dinh dưỡng (ANFs).

Nhìn vào năng suất của heo con trên toàn thế giới, rõ ràng rằng heo con chỉ có thể dung nạp một lượng hạn chế các chất kháng dưỡng này. Tuy nhiên, những yếu tố khác có nghĩa là không thể đặt mức ANF tối đa trong thức ăn cho lợn con. Các vấn đề về môi trường như kiểm soát khí hậu và tình trạng sức khỏe chung của heo con đều ảnh hưởng đến độ nhạy ANF của chúng.

Điều này dẫn đến một điểm quan trọng khác là, heo con có thể phát triển tốt hơn mà không có ANF trong khẩu phần của chúng, giúp chúng có khả năng ứng phó tốt hơn với các yếu tố căng thẳng khác trong giai đoạn sau cai sữa.

*Phòng bệnh hơn chữa bệnh 

Quy trình sản xuất “lấy những gì tốt nhất từ protein thực vật và đồng thời giảm các chất ANFs”, phát triển các công thức cho thú non với mục tiêu cung cấp cho heo con những chất dinh dưỡng cần thiết nhưng cũng đồng thời tránh các nguyên liệu gây ra chứng PWD. Ngày nay, mục tiêu này có thể thực hiện bằng việc cung cấp các sản phẩm làm từ đậu nành với khả năng tiêu hóa và giá trị dinh dưỡng tương tự như bột cá và protein sữa.

Để đạt được mục đích như vậy thì kiến thức về những thành phần không mong muốn trong đậu nành và cách để tìm ra chúng là rất quan trọng. Danh sách các các chất ANF thì còn dài. Vì vậy, sau đây là tổng quan sơ lược về những chất chính liên quan đến thức ăn cho lợn con:
1. Chất ức chế trypsin (TI)
2. Đường Oligosaccharides – bao gồm hợp chất stachyose raffinose
3. Các protein kháng nguyên – bao gồm glycinin và β-conglycinin
4. Axit phytic


1. Hoạt tính của chất ức chế trypsin

Những sản phẩm đậu nành thường có hàm lượng cao các chất ức chế trypsin (TI) (xem Bảng 1), chất này phát triển tự nhiên trong quá trình phát triển của cây trồng để có thể bảo vệ hạt giống khỏi động vật ăn hạt. Khi ăn phải chất này, TI tự tham gia vào các enzym protease trypsin và chymotrypsin trong ruột non, khiến chúng không hoạt động. Nếu mức TI cao, hoạt tính của protease sẽ quá thấp để có thể đảm bảo tiêu hóa hoàn toàn protein thức ăn. Các enzym này chứa tỷ lệ các axit amin thiết yếu tương đối cao, và chúng sẽ bị thải qua phân. Nếu các axit amin thiết yếu này bị thải ra dù chỉ là một lượng tương đối nhỏ, nhưng cũng đủ để làm giảm tỷ lệ chuyển hóa thức ăn một cách nghiêm trọng, do điều này làm hạn chế việc tận dụng các axit amin khác trong thức ăn. Kết quả là, hiệu quả sử dụng protein và hiệu quả tăng nạc sẽ bị kém đi, và thất thoát khí nitơ ra môi trường.

Ở heo con, đường tiêu hóa tiếp tục phát triển cho đến khoảng 10 tuần tuổi, khi tốc độ tăng trưởng và hoạt động của enzym đạt ở mức tối đa. Đặc biệt, hoạt động của enzyme protease phát triển chậm và heo con không có khả năng thay thế hoạt tính của protease đã bị mất. Đây là lý do chính để sử dụng kết hợp protein động vật và các thành phần chuyên biệt khác trong khẩu phần của heo con.

Việc phân tích TI trong các sản phẩm đậu nành là công việc đòi hỏi sự khắt khe. Vì lý do này nên rất ít phòng thí nghiệm đưa ra loại phân tích này. Hoạt tính urease thường được sử dụng như một chỉ số cho mức TI trong khô dầu đậu nành, nhưng là đây một phương pháp phân tích không chính xác để sử dụng trên các sản phẩm đậu nành đã qua xử lý đặc biệt. Khi phân tích mức TI, điều quan trọng là phải phân tích hoạt tính của TI chứ không đơn thuần là sự có mặt của một số phân tử nhất định. Những phương pháp phân tích phân tử chỉ biểu thị kích thước của các phân tử và không cho thấy được thêm bất cứ gì về hoạt tính tiềm năng của chúng.

Bảng 1. Hàm lượng TI trong các sản phẩm đậu nành chọn lọc, 
được phân tích bằng phương pháp AOCS BA 12-75. 

 

Đậu nành thô

Đậu nành nguyên dầu

Khô dầu

đậu nành

Khô dầu

đậu nành

ép đùn

Đậu nành

lên men

Protein đậu nành

đã qua

xử lý enzyme

Đạm đậu nành

cô đặc

tỷ lệ CP thấp

Đạm đậu nành cô đặc

truyền thống

Đạm đậu nành khử béo

Chất ức chế trypsin

65-75

10-25

4-8

3-6

3-8

2-3

1-4

2-3

1-9

 

2. Đường Oligosaccharides

Đậu nành có hàm lượng đường sucrose tự nhiên từ 6% - 8%. Điều này tạo nền tảng phát triển cho chất galacto-oligosaccharide trong cây đậu nành đang phát triển. Khi một, hai hoặc ba vòng galactose được thêm vào sucrose, thì các chất oligosaccharides raffinose, stachyose verbascose phát triển tương ứng (mặc dù hàm lượng của verbascose là không đáng kể).

Các chất fructo-oligosaccharides và mannan-oligosaccharides được coi là nguồn prebiotic, trong khi chất  galacto-oligosaccharides (GOS) trong đậu nành thì lại không.

GOS được coi là chất kháng dưỡng do các liên kết nối tiếp với các vòng galactose. Lợn con, hoặc bất kỳ động vật dạ dày đơn nào khác liên quan đến phạm trù đó đều không có khả năng enzym để tách các liên kết này. Để được hấp thu, oligosaccharid trước tiên phải được lên men bởi vi sinh vật. Quá trình lên men này thường do vi khuẩn gram âm trong ruột non gây ra và dẫn đến hình thành khí, có thể gây khó chịu cho vật nuôi (cũng như được biết đến rất nhiều từ thức ăn cho vật nuôi). Đồng thời, số lượng vi khuẩn E. coli, vi khuẩn Lawsonia intracellularis và các vi khuẩn gây bệnh khác tăng lên - đây là lý do tại sao galacto-oligosaccharides (GOS) được coi là chất kháng dinh dưỡng.

Hơn nữa, động vật dạ dày đơn không thể khai thác năng lượng từ GOS. Vì lý do này, nên giá trị năng lượng của các sản phẩm đậu nành chứa GOS được ước tính cao hơn.

Bảng 2. Hàm lượng oligosaccharide và sucrose trong các sản phẩm đậu nành chọn lọc

 

Đậu nành thô

Đậu nành nguyên dầu

Khô dầu

đậu nành

Khô dầu

đậu nành

ép đùn

Đậu nành

lên men

Đạm đậu nành

đã qua

xử ly enzyme

Đạm đậu nành cô đặc, tỷ lệ CP thấp

Đạm đậu nành cô đặc

Oligosaccharide:

 

 

 

 

 

 

 

 

Stachyose (%)

4-4.5

4-4.5

4.5-5

4.5-5

1-5

<0.5

2-4

1-3

Raffinose (%)

0.8-1.0

0.8-1.0

1-1.2

1-1.2

0.2-1.2

<0.1

0.5-0.8

<0.2

Sucrose (%)

5-6.5

5-6.5

6-8

6-8

0-3

<0.1

1-3

<0.1

 

3. Các chất kháng nguyên

Trong sản xuất thức ăn chăn nuôi, đậu nành là cây họ đậu có hàm lượng protein kháng nguyên cao nhất. Có tới 34 loại kháng nguyên đã được báo cáo. Trong số đó, glycinin và β-conglycinin là hai chất thường được coi là thành phần protein chính trong đậu nành. Những kháng nguyên này gây ra sự hình thành kháng thể khi được tiêm vào dòng máu của động vật và người. Β-conglycinin cũng gây ra sự phá hủy bề mặt ruột, với các phản ứng dị ứng với nhung mao ruột.

Lợn có khả năng thích nghi hệ thống miễn dịch của chúng với β-conglycinin và tăng khả năng chịu đựng. Điều này giải thích tại sao heo choai và heo nái có thể ăn khô dầu đậu nành mà không gặp bất cứ vấn đề gì. Tuy nhiên, heo con sẽ phải chịu phản ứng dị ứng trong ruột cho đến khi hệ thống miễn dịch của chúng thích nghi được. Quá trình này cần từ hai đến ba tuần tiếp xúc.

Trong khi các kháng nguyên nhạy cảm với nhiệt, thì việc xử lý nhiệt kéo dài là cần thiết để giảm sự nhạy cảm này xuống mức đủ thấp - xử lý nhiệt kéo dài một quá trình sẽ khiến protein biến tính và hình thành phản ứng Maillard với carbohydrate trong khô dầu đậu nành. Xử lý quá nhiệt như vậy sẽ làm giảm khả năng tiêu hóa của các axit amin và giá trị dinh dưỡng của chúng. Vì vậy, hàm lượng β-conglycinin trong các sản phẩm đậu nành là rất khác nhau tùy thuộc vào quy trình sấy khô và xử lý nhiệt được sử dụng - chẳng hạn như sử dụng phương pháp sấy trống và sấy dĩa, hoặc rang. Sấy không khí là một quy trình cần thiết để giảm thiểu kháng nguyên mà không cần xử lý nhiệt quá mức
(xem Bảng 3).

Bảng 3. Hàm lượng β-conglycinin phân tích được trong các sản phẩm đậu nành chọn lọc

 

Đậu nành thô

Đậu nành

nguyên dầu

Khô dầu

đậu nành

Khô dầu

đậu nành ép đùn

Đậu nành

lên men

Protein đậu nành đã qua

xử lý enzyme

Đạm đậu nành

cô đặc

tỷ lệ CP thấp

Đạm đậu nành

cô đặc

Hàm lượng
β-conglycinin

(ppm)

300000-500000

50000-100000

10000-50000

5000-25000

1000-10000

2

100-1000

2

 

4. Axit Phytic

Trong tất cả các chất ANF trong đậu nành, axit phytic có lẽ được biết đến nhiều nhất, đặc biệt là về khả năng liên kết với phốt pho nên nó không còn khả dụng sinh học nữa. 

Axit phytic không thể bị loại bỏ bằng cách xử lý nhiệt mà phải được phân hủy bởi hoạt tính của enzym phytase. Vì lý do này nên phytase thường được sử dụng trong thức ăn chăn nuôi ngày nay, thậm chí được sử dụng với liều lượng cao hơn gấp hai đến bốn lần so với liều lượng cần thiết thông thường để tiêu hóa phốt pho. Nguyên nhân chính của việc sử dụng enzym phytase liều cao là vì phốt pho trở nên đắt đỏ, trong khi phytase thì lại hạ giá. 

Ngoài khô dầu đậu nành, axit phytic còn có trong nhiều nguyên liệu thực vật. Vậy nên điều này đảm bảo hoạt tính phytase cao trong thức ăn thành phẩm, thay vì tập trung vào việc xử lý các thành phần riêng lẻ. Điều này chỉ đúng đối với thức ăn của lợn con, còn trong thức ăn của gà thịt, việc xử lý phytase dường như có lợi vì hệ tiêu hóa của chúng không hiệu quả trong việc tận dụng hoạt tính phytase trong thức ăn. 

Bảng 4. Hàm lượng axit phytic phân tích được trong các sản phẩm đậu nành chọn lọc

 

Đậu nành

nguyên dầu

Khô dầu

đậu nành

Đậu nành

lên men

Protein đậu nành

đã qua

xử lý enzyme

Đạm đậu nành

cô đặc

Axit phytic

0.6

0.6

0.6

0.4/0.2*

0.6

 

Lưu ý: Các sản phẩm từ đậu nành có hàm lượng phốt pho trung bình là 0,8%. Hầu hết, các sản phẩm từ đậu nành chứa 0,6% hàm lượng phốt pho liên kết với axit phytic; các sản phẩm được xử lý bằng enzym tiêu chuẩn chứa 0,4%; sản phẩm cho gia cầm được xử lý bằng phytase chứa 0,2%.

 

*Năng suất mang lại so với chi phí

Thoạt nhìn, các sản phẩm đậu nành có hàm lượng ANF thấp sẽ đắt hơn một chút so với các nguồn protein trong khẩu phần đơn giản hơn. Nhưng năng suất được cải thiện có thể lớn hơn chi phí bổ sung này. Điều quan trọng đối với thu nhập của nông dân là, không được đánh giá thấp ảnh hưởng của sức khỏe kém và thuốc men đối với mỗi heo con. Đồng thời, dư luận ở nhiều quốc gia đang hướng tới chăn nuôi heo con với việc sử dụng thuốc ít hơn và tiêu chuẩn phúc lợi động vật tốt hơn. Ngày càng có nhiều quốc gia cấm hoặc có kế hoạch cấm sử dụng kẽm oxit trên heo con để giảm nguy cơ mắc bệnh tiêu chảy sau cai sữa.

Một yếu tố quan trọng khác cần cân nhắc, đó là những thay đổi trong thành phần thức ăn trong suốt vòng đời của heo là một nguồn biến động có thể ảnh hưởng đến hệ vi sinh đường ruột và sức khỏe đường ruột nói chung. Vì thức ăn cho heo choai và heo nuôi để giết mổ thường là sự kết hợp của ngũ cốc và khô dầu đậu nành, một phương pháp với thức ăn hoàn toàn từ đậu nành sẽ hỗ trợ quá trình chuyển đổi sang khẩu phần sau này một cách suôn sẻ cho heo con.

Thức ăn của heo con chứa các thành phần protein từ đậu nành có hàm lượng ANF thấp và tỷ lệ tiêu hóa cao giúp đảm bảo việc tận dụng tối ưu các chất dinh dưỡng có trong thức ăn. Loại thức ăn này cũng giúp giảm tỷ lệ mắc bệnh và mức độ nghiêm trọng của tiêu chảy sau cai sữa, và giảm nhu cầu phụ thuộc vào thuốc kháng sinh hoặc kẽm. Thay vào đó, nông dân có thể trông đợi những con heo con phát triển hơn, khoẻ mạnh hơn và có năng suất cao hơn, họ có thể trông đợi điều đó một cách hoàn toàn thoải mái hơn để điều hành doanh nghiệp của họ.


Nguồn: Hamletprotein.com
Biên dịch: Ecovet Team





kỹ thuật khác

footer-vn-1-33.gif

CÔNG TY TNHH ECOVET

  • A135OT02 Tầng 35, Tòa Nhà A1 Vinhomes Golden River, số 2 Tôn Đức Thắng, P. Bến Nghé, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh, VN
  • Hotline: 0962003113, 038 687 0933
  • Email: sales@ecovet.com.vn
  • Website: www.ecovet.com.vn, www.ecovet.vn

Đã truy cập: 1,991,949

Đang xem: 2