sản phẩm

EcoXylanase DS

EcoXylanase DS enzyme thủy phân xylan gây nhớt, tăng cường...

EcoPhytase SHS

EcoPhytase SHS là sản phẩm chứa enzyme 6-phytase  từ vi khuẩn E.Coli,...

EcoProtease

EcoProtease chứa đa enzyme protease phổ rộng và chịu nhiệt,...

Eco Sweet 30%

Eco Sweet 30%, bổ sung vị ngọt giúp tăng lượng ăn vào, cải thiện...

Eco Crom 0,1%

Eco Crom 0,1% Bổ sung Crom hữu cơ dưới dạng Cromium Picolinate vào...

Eco Butyrate 30%

Eco Butyrate 30% bổ sung vào thức ăn chăn nuôi...

EcoBetaine

EcoBetaine tăng cường tích lũy nạc, cải thiện tốc độ tăng trưởng, cải thiện ADG và FCR

GLYADD ZN 26%

Nguồn kẽm hữu cơ có tính khả dụng sinh học và khả năng hấp thu cao dùng...

GLYADD FE 20%

Khoáng hữu cơ Glyadd Fe, giải pháp sắt hữu cơ kinh tế nhất cho chăn nuôi, đặc...

MEKON S

Mekon S là thuốc khử trùng mạnh, an toàn cho người và...

MKV - DICLACOX

Diclacox là thuốc đặc trị cầu trùng thế hệ mới, thời gian sử dụng...

EcoPXzyme

EcoPXzyme chứa Protease và Xylanase, giúp tiêu hóa đạm và...

EcoFXzyme

EcoFXzyme chứa Phytase và Xylanase dùng trong thức ăn gia súc, gia cầm...

EcoGOD

EcoGOD là sản phẩm chứa enzyme đặc biệt nhằm giảm áp lực sử dụng...

EcoBeta-M

EcoBeta-M chứa 2 loại enzyme mannanase, khử hiệu quả beta-mannan trong...

VALOSIN SOLUBLE - GÓI 40G HÒA TAN

VALOSIN SOLUBLE là kháng sinh phổ rộng thế hệ mới, đặc trị...

VALOSIN FG50

VALOSIN là kháng sinh phổ rộng thế hệ mới, đặc trị mycoplasma,...

GLYADD MN 22%

Glyadd Mn (22% Manganese), Mangan hữu cơ bổ sung vào thức ăn chăn nuôi.

FRESTA® F

FRESTA® F có ảnh hưởng toàn diện đến sinh...

BioCare

BioCare sản phẩm chứa Bacillus Subtilis & Bacillus...

CREAMINO

CREAMINO® là...

BIOSTRONG®510

BIOSTRONG®510 Giải pháp nâng cao hiệu quả chăn nuôi gia cầm...

AROMABIOTIC

Aromabiotic là sản phẩm chứa các axit béo mạch trung...

DIGESTFAST

DigestFast sản phẩm nhũ hóa hoạt lực cao kết hợp cải thiện chức năng gan,...

CareBiotics

CareBiotics tăng cường hệ miễn dịch của động vật, cân bằng hệ vi khuẩn đường...

SIPERNAT®

SIPERNAT® Chất chống vón cục cho các sản phẩm premix và...

EcoGAA

EcoGAA Cung cấp năng lượng tức thì cho nhu cầu sinh trưởng,...

Bact acid FLA

Bact Acid® FLA tiêu diệt mầm bệnh vừa hạ nhanh pH đường tiêu...

HP 300

HP 300 là sản phẩm thức ăn dặm hàng đầu được công nhận...

ImmunoWall

ImmunoWall - Prebiotic 2 trong 1 gồm Mannan oligosaccharides  (MOS) và...

XUNG ĐỘT GIỮA NGA VÀ UKRAINE: CÁC YẾU TỐ RỦI RO VỀ AN NINH LƯƠNG THỰC


(Ecovet) Nga và Ukraine đóng vai trò quan trọng trong sản xuất và cung cấp lương thực toàn cầu. Trong tình hình khủng hoảng hiện nay, Tổ chức lương thực và nông nghiệp Liên Hợp Quốc (FAO) đã công bố các yếu tố rủi ro chính đối với an ninh lương thực.

Cường độ và thời gian xung đột vẫn chưa rõ ràng. Khả năng gián đoạn đến các hoạt động nông nghiệp của hai nhà xuất khẩu chủ yếu này có thể làm tình trạng mất an ninh lương thực leo thang trầm trọng trên toàn cầu, khi giá lương thực và thực phẩm quốc tế đã ở mức cao và biến động. Xung đột cũng có thể hạn chế sản xuất nông nghiệp và sức mua ở Ukraine, dẫn đến tình trạng mất an ninh lương thực gia tăng trong nội địa.

 

Các yếu tố rủi ro cốt lõi được xác định.

Cây ngũ cốc sẽ cho thu hoạch vào tháng Sáu. Liệu người lao động Ukraine có thể thu hoạch chúng và đưa ra thị trường hay không vẫn chưa rõ ràng. Sự di dân đã làm giảm con số người lao động và công nhân trong ngành nông nghiệp. Để tiếp cận và làm việc tại cánh đồng nông nghiệp rất khó khăn. Việc chăn nuôi gia súc, gia cầm và sản xuất rau củ quả cũng sẽ bị hạn chế.

Các cảng của Ukraine ven biển Đen đã đóng cửa. Ngay cả khi các cảng hàng không di chuyển nội địa vẫn còn nguyên vẹn, việc vận chuyển ngũ cốc bằng đường tàu hỏa thì không thể thực hiện được bởi vì thiếu hệ thống đường sắt. Một số tàu vẫn có thể quá cảnh tại eo biển Thổ Nhĩ Kỳ, là một đầu mối giao thương quan trọng mà qua đó một lượng lớn lúa mì và ngô được thông qua. Phí bảo hiểm hàng hóa tăng cao ở khu vực Biển Đen sẽ làm trầm trọng thêm, chi phí vận chuyển và chi phí nhập khẩu vốn rất đã rất cao. Và, liệu các nơi như nhà kho, cơ sở lưu trữ và nhà máy chế biến hàng hóa có còn nguyên vẹn hay không và cả nguồn nhân công cũng chưa rõ ràng.

Cảng của Nga trên vùng biển Đen hiện vẫn còn mở cửa, và kì vọng sẽ không có sự gián đoạn sản xuất nông nghiệp trong thời gian ngắn hạn này. Tuy nhiên, các biện pháp trừng phạt tài chính chống lại Nga đã gây ra sự sụt giảm nghiêm trọng, nếu như tiếp tục, có thể làm giảm năng suất và tăng trưởng và cuối cùng làm tăng chi phí sản xuất nông nghiệp. 

Nga là một trong những nước đóng vai trò quan trọng trong thị trường cung cấp nhiên liệu toàn cầu, chiếm 18% lượng than xuất khẩu toàn cầu, 11% lượng dầu và 10% lượng khí đốt. Nông nghiệp yêu cầu một lượng nhiên liệu như than dầu, khí đốt, điện để sử dụng, cũng như sản xuất phân bón, thuốc trừ sâu và chất bôi trơn. Sản xuất nguyên liệu và thức ăn chăn nuôi vẫn đòi hỏi phải có nhiều nhiên liệu. Xung đột hiện nay đã khiến giá nhiên liệu tăng cao, kéo theo những hậu quả tiêu cực trong ngành nông nghiệp. 

Lúa mì là lương thực chính của hơn 35% dân số toàn thế giới, và xung đột hiện nay có thể dẫn đến việc sản xuất lúa mì giảm mạnh và đột ngột giữa hai nước Nga và Ukraine. Và vẫn chưa ai chắc chắn rằng liệu các nhà xuất khẩu khác có thể lấp đầy khoảng trống đó được hay không. Số lượng tồn kho lúa mì tại Canada đang ở mức thấp và nhà xuất khẩu từ Hoa Kỳ, Argentina và các quốc gia khác vẫn còn hạn chế vì chính phủ sẽ cố gắng đảm bảo cung trong nước. 

Các quốc gia phụ thuộc vào nhập khẩu lúa mì có khả năng tăng mức nhập, tạo nên sức ép lên cung cầu lương thực trên toàn cầu. Ai Cập, Thổ Nhĩ Kỳ, Bangladesh và Iran là những nhà nhập khẩu lúa mì đứng đầu toàn cầu, nhu cầu mua hơn 60% lúa mì của nước họ từ Nga và Ukraine, và tất cả họ đều có lượng nhập khẩu vượt trội so với các quốc gia khác. Những quốc gia như Lebanon, Tunisia, Yemen, Libya và Pakistan cũng phụ thuộc rất nhiều vào nguồn cung cấp lúa mì của hai quốc gia này. Thương mại ngô toàn cầu có khả năng bị thu hẹp do lỗ hổng thị trường xuất khẩu tại Ukraine sẽ không được các nhà xuất khẩu khác lấp đầy và do giá cao.

Triển vọng xuất khẩu dầu hướng dương và các loại dầu thay thế khác cũng không chắc chắn. Các nhà nhập khẩu dầu hướng dương lớn, bao gồm Ấn Độ, Liên minh Châu Âu, Trung Quốc, Iran và Thổ Nhĩ Kỳ, phải tìm các nhà cung cấp khác hoặc các loại dầu thực vật khác, điều này có thể làm ảnh hưởng tới thị trường dầu cọ, đậu nành và hạt cải dầu chẳng hạn.


Nguồn
: https://www.fao.org/

Biên dịch: Ecovet Team



kỹ thuật khác

footer-vn-1-33.gif

CÔNG TY TNHH ECOVET

  • A135OT02 Tầng 35, Tòa Nhà A1 Vinhomes Golden River, số 2 Tôn Đức Thắng, P. Bến Nghé, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh, VN
  • Hotline: 0962003113, 038 687 0933
  • Email: sales@ecovet.com.vn
  • Website: www.ecovet.com.vn, www.ecovet.vn

Đã truy cập: 1,995,764

Đang xem: 1