sản phẩm

EcoXylanase DS

EcoXylanase DS enzyme thủy phân xylan gây nhớt, tăng cường...

EcoPhytase SHS

EcoPhytase SHS là sản phẩm chứa enzyme 6-phytase  từ vi khuẩn E.Coli,...

EcoProtease

EcoProtease chứa đa enzyme protease phổ rộng và chịu nhiệt,...

Eco Sweet 30%

Eco Sweet 30%, bổ sung vị ngọt giúp tăng lượng ăn vào, cải thiện...

Eco Crom 0,1%

Eco Crom 0,1% Bổ sung Crom hữu cơ dưới dạng Cromium Picolinate vào...

Eco Butyrate 30%

Eco Butyrate 30% bổ sung vào thức ăn chăn nuôi...

EcoBetaine

EcoBetaine tăng cường tích lũy nạc, cải thiện tốc độ tăng trưởng, cải thiện ADG và FCR

GLYADD ZN 26%

Nguồn kẽm hữu cơ có tính khả dụng sinh học và khả năng hấp thu cao dùng...

GLYADD FE 20%

Khoáng hữu cơ Glyadd Fe, giải pháp sắt hữu cơ kinh tế nhất cho chăn nuôi, đặc...

MEKON S

Mekon S là thuốc khử trùng mạnh, an toàn cho người và...

MKV - DICLACOX

Diclacox là thuốc đặc trị cầu trùng thế hệ mới, thời gian sử dụng...

EcoPXzyme

EcoPXzyme chứa Protease và Xylanase, giúp tiêu hóa đạm và...

EcoFXzyme

EcoFXzyme chứa Phytase và Xylanase dùng trong thức ăn gia súc, gia cầm...

EcoGOD

EcoGOD là sản phẩm chứa enzyme đặc biệt nhằm giảm áp lực sử dụng...

EcoBeta-M

EcoBeta-M chứa 2 loại enzyme mannanase, khử hiệu quả beta-mannan trong...

VALOSIN SOLUBLE - GÓI 40G HÒA TAN

VALOSIN SOLUBLE là kháng sinh phổ rộng thế hệ mới, đặc trị...

VALOSIN FG50

VALOSIN là kháng sinh phổ rộng thế hệ mới, đặc trị mycoplasma,...

GLYADD MN 22%

Glyadd Mn (22% Manganese), Mangan hữu cơ bổ sung vào thức ăn chăn nuôi.

FRESTA® F

FRESTA® F có ảnh hưởng toàn diện đến sinh...

BioCare

BioCare sản phẩm chứa Bacillus Subtilis & Bacillus...

CREAMINO

CREAMINO® là...

BIOSTRONG®510

BIOSTRONG®510 Giải pháp nâng cao hiệu quả chăn nuôi gia cầm...

AROMABIOTIC

Aromabiotic là sản phẩm chứa các axit béo mạch trung...

DIGESTFAST

DigestFast sản phẩm nhũ hóa hoạt lực cao kết hợp cải thiện chức năng gan,...

CareBiotics

CareBiotics tăng cường hệ miễn dịch của động vật, cân bằng hệ vi khuẩn đường...

SIPERNAT®

SIPERNAT® Chất chống vón cục cho các sản phẩm premix và...

EcoGAA

EcoGAA Cung cấp năng lượng tức thì cho nhu cầu sinh trưởng,...

Bact acid FLA

Bact Acid® FLA tiêu diệt mầm bệnh vừa hạ nhanh pH đường tiêu...

HP 300

HP 300 là sản phẩm thức ăn dặm hàng đầu được công nhận...

ImmunoWall

ImmunoWall - Prebiotic 2 trong 1 gồm Mannan oligosaccharides  (MOS) và...

TÌNH HÌNH NGÀNH THỨC ĂN CHĂN NUÔI NĂM 2022: CHUỖI CUNG ỨNG VẪN LÀ MỐI QUAN TÂM



TG Jackie Roembke

(Ecovet) Sự tắc nghẽn của chuỗi cung ứng toàn cầu dẫn đến chi phí nguyên liệu và phụ gia thức ăn chăn nuôi cao, điều này sẽ tiếp tục ảnh hưởng đến lợi nhuận của ngành thức ăn chăn nuôi trong năm mới.

Vào đỉnh điểm của đại dịch COVID-19, tất cả các ngành công nghiệp trên toàn thế giới đều phải trải qua những thách thức vô cùng khó khăn về chuỗi cung ứng.

Constance Cullman, chủ tịch và giám đốc điều hành của Hiệp hội Công nghiệp Thức ăn chăn nuôi Hoa Kỳ (AFIA), cho biết: “Những tác động nối tiếp đã được nhận thấy trong toàn ngành nông nghiệp, gây ra sự gián đoạn lớn trong chuỗi cung ứng trong nước và quốc tế - bao gồm dự trữ hàng hóa, thức ăn chăn nuôi, sự thiếu hụt các nguyên liệu thức ăn chăn nuôi thiết yếu và sự cắt giảm lực lượng lao động,”.

Giờ đây, sau gần hai năm, các chuỗi cung ứng toàn cầu tiếp tục gặp khó khăn và “được cho là trong tình trạng tồi tệ nhất kể từ khi bắt đầu đại dịch”, Dan Kowalski, phó chủ tịch CoBank’s Knowledge Center cho biết trong báo cáo quý 4/2021.

Tỷ lệ tiêm chủng cao, sự phục hồi kinh tế ổn định và nhu cầu tiêu dùng cao vẫn không làm giảm được các ảnh hưởng đến thị trường của dịch COVID - và theo một số cách, các tác động này đang ngày càng tăng hơn - khi sự gián đoạn chuỗi cung ứng và tình trạng thiếu lao động vẫn tiếp diễn.

Bước sang năm 2022, sự tắc nghẽn của chuỗi cung ứng và chi phí nguyên liệu tăng cao sẽ ảnh hưởng như thế nào đến các chuyên gia dinh dưỡng và nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi?

Tác động của COVID tiếp tục thách thức các bến cảng

Các quốc gia trên khắp thế giới đang vật lộn với các vấn đề vận tải và logistic bắt nguồn từ đại dịch - thương mại điện tử tăng đột biến, các cơ sở ngừng hoạt động và hàng loạt các yếu tố khác làm tăng việc khó có thể tìm được lao động có kỹ năng (và sẵn sàng).

Tắc nghẽn tại bến cảng và giá cước vận chuyển cao, tức là giá một container đã tăng hơn ba lần kể từ năm ngoái, đã gây ra sự chậm trễ và thất thoát lợi nhuận.

Việc sử dụng container để vận chuyển đã tăng 20% vào tháng 8 năm 2021, nhưng với thời gian quay vòng (turnaround time) dài hơn 20% - sử dụng nhiều container hơn nhưng không phải vận chuyển nhiều hàng hơn, theo Reuters.

Tại các cảng ở Hoa Kỳ, sự tồn đọng được cho là do thiếu nhân viên bốc xếp ở bến cảng, làm cho các tàu chở hàng phải neo đậu ngoài khơi và các container vận chuyển đầy hàng nhập khẩu vẫn nằm yên đó. Điều này cũng dẫn đến việc các container rỗng bị đưa trở lại châu Á “mà không được chất đầy hàng hóa nông sản xuất khẩu của Hoa Kỳ, cũng như việc bị áp các khoản phí phạt trị giá hàng triệu đô la,” Cullman nói thêm.

Bà nói: “Ngành thức ăn chăn nuôi của chúng ta cũng phải chịu các tác động liên quan đến khả năng nhập khẩu sản phẩm do tình trạng tắc nghẽn cảng nghiêm trọng. Các vấn đề tại các cảng không chỉ gây ra các gánh nặng tài chính cho các thành viên của chúng ta mà còn khiến họ khó khăn hơn trong việc hoàn thành các đơn hàng của khách hàng trong nước và quốc tế một cách kịp thời. Với hơn 20% sản lượng nông nghiệp được xuất khẩu ra nước ngoài, điều quan trọng là chính phủ phải làm việc khẩn cấp để giải quyết những vấn đề này giúp các nhà sản xuất ở Hoa Kỳ”. 

Vào giữa tháng 10, Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden đã công bố kế hoạch giữ cho các Cảng Los Angeles và Long Beach của California - đóng vai trò là cảng nhập cho 40% lượng container vận chuyển của quốc gia - mở cửa 24 giờ một ngày, 7 ngày một tuần cho đến khi giải phóng hết hàng tồn đọng. Nhà Trắng cũng đã hợp tác với các công ty nhập khẩu lớn, bao gồm Walmart, UPS và FedEx, để mở rộng giờ vận chuyển hàng hóa khỏi bến cảng để cho phép nhiều tàu dỡ hàng hơn.

COVID-19 đã gây ra việc đóng cửa hai trong số các cảng lớn nhất của Trung Quốc vào năm 2021, tiếp tục gây ra “tắc nghẽn và chậm trễ trên các tuyến đường vận chuyển toàn cầu”.

Ảnh hưởng của sự hiếu hụt lao động đến ngành nông nghiệp 

Cuộc khủng hoảng vận chuyển trong chuỗi cung ứng không chỉ giới hạn ở các cảng. Các công ty đường sắt cũng đã hạn chế vận chuyển để giải quyết lượng container tồn đọng tại các bãi đường sắt của họ. Các quốc gia không có đủ tài xế xe tải để vận chuyển sản phẩm hoặc công nhân thực hiện các nhiệm vụ quan trọng để hỗ trợ sản xuất lương thực.

“Đại dịch coronavirus đã ảnh hưởng đến mọi giai đoạn trong chuỗi cung ứng thực phẩm, từ sản xuất hàng hóa đến chế biến và giao hàng”, Tom Vilsack, Bộ trưởng Nông nghiệp Hoa Kỳ, cho biết trong một tuyên bố hồi tháng 10 khi công bố gói hỗ trợ có mục tiêu 500 triệu đô la để cứu trợ thị trường nông sản bị gián đoạn, chẳng hạn như những thách thức về giao thông vận tải và sự sẵn có của một số nguyên liệu nhất định.

Theo báo cáo của Hiệp hội Vận tải Đường bộ (RHA), tại Vương quốc Anh, Brexit bị thiếu hụt tới 100.000 tài xế xe chở hàng nặng (HGV). Kinh doanh nông sản bị thách thức không chỉ về vận chuyển nguyên liệu thô và thành phẩm, mà còn đối với các nhà bán lẻ và các ngành dịch vụ thực phẩm nhận hàng hóa đông lạnh, chẳng hạn như thịt, trứng và các sản phẩm từ sữa, khiến các kệ hàng tạp hóa trống rỗng và các nhà hàng thay đổi thực đơn của họ.

Châu Âu ước tính sẽ thiếu 400.000 xe tải. 

“Đó là điều mà chúng ta thậm chí còn không nghĩ tới vào hai năm trước. Thật kỳ lạ khi những thứ rất cơ bản có thể bị gián đoạn nhanh chóng ”, Nicholas Guthier, Phó chủ tịch phụ trách tài khoản toàn cầu và châu Âu của Evonik - cho biết.

Nông nghiệp và chăn nuôi từ lâu đã phải đối phó với tình trạng thiếu lao động; tuy nhiên, đại dịch đã làm trầm trọng thêm vấn đề này, Cullman lưu ý: “Ngành công nghiệp thức ăn chăn nuôi đang phải vật lộn để lấp đầy các vị trí còn trống trong các cơ sở sản xuất với những công nhân lành nghề”.

Trong khi đó, nông dân không đủ người để thu hoạch mùa màng và những nhà sản xuất đóng gói thịt phải vật lộn để tìm và đào tạo nhân viên vận hành dây chuyền chế biến. 

Sự tăng giá nguyên liệu và phụ gia 

Sự gián đoạn chuỗi cung ứng là nguyên nhân dẫn đến giá nguyên liệu và phụ gia thức ăn chăn nuôi tăng mạnh, làm giảm lợi nhuận của ngành thức ăn chăn nuôi.

“Kể từ mùa thu năm 2020, giá ngũ cốc toàn cầu đã tăng lên mức cao nhất trong 10 năm, thúc đẩy bởi tốc độ phục hồi kinh tế và cổ phiếu cuối kỳ thấp kỷ lục, ví dụ: mức thấp nhất trong bảy năm của chứng khoán toàn cầu. Có rất ít dấu hiệu cho thấy xu hướng về giá của thị trường nông sản hiện tại sẽ suy yếu cho đến mùa xuân năm 2022 ”, Chủ tịch Asbjorn Borsting của Liên đoàn các nhà sản xuất thức ăn tổng hợp châu Âu (FEFAC) cho biết.

Giá ngũ cốc đã luôn ở mức cao từ mùa hè. Tuy nhiên, mọi sự chú ý đều tập trung vào kết quả của vụ thu hoạch năm 2021-2022 và hoạt động gieo trồng năm 2022 ở các quốc gia sản xuất ngũ cốc hàng đầu.

Nếu sự gián đoạn trong thị trường ngũ cốc toàn cầu tiếp tục, các chuyên gia dinh dưỡng có thể thiên về việc tìm kiếm các nguồn nguyên liệu thô địa phương hơn, dẫn đến các nguyên liệu được sử dụng trong khẩu phần đa dạng hơn.

Guthier lưu ý: “Nếu bạn phải thường xuyên thay đổi và điều chỉnh các công thức thức ăn, điều đó đòi hỏi khả năng phân tích nói chung và khả năng phân tích nguyên liệu nói riêng phải tốt hơn.”

Thức ăn chiếm tới 75% chi phí chăn nuôi, nên giá cao có thể khiến nhà sản xuất thức ăn phải thay đổi công thức theo những cách có thể ảnh hưởng đến chất lượng thức ăn và năng suất vật nuôi.

Tiến sĩ Bernhard Eckel, phó chủ tịch - phát triển sản phẩm và kỹ thuật, Animal Nutrition GmbH & Co. KG, cho biết: “Một trường hợp điển hình là việc sử dụng ít chất ức chế nấm mốc hoặc chất axit hóa thức ăn hơn do áp lực giá cả. Ở đây, chúng ta có thể thấy rõ rằng việc sử dụng một số phụ gia thức ăn chăn nuôi nhằm cải thiện năng suất thực sự có thể mang lại nhiều lợi nhuận hơn là không sử dụng chúng trong điều kiện hiện tại. Ví dụ, chúng ta có thể tiết kiệm [chi phí] thức ăn nếu có thể dùng ít protein động vật trong khẩu phần hơn ”.

Để giảm thiểu rủi ro về nguồn cung, các nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi và các nhà cung cấp trong ngành đang ký hợp đồng sớm hơn với các nhà cung cấp đáng tin cậy hơn và chấp nhận trả một khoản phí bảo hiểm.

“Khách hàng thường đặt trước từng quý, ít nhất là với các nguyên liệu vi lượng. Giờ đây, chu kỳ để có hàng dài hơn nhiều, do đó việc có giá tốt nhất ít quan trọng hơn là việc có nguyên liệu, ”Guthier nói. “Một số người mua đã thay đổi suy nghĩ. Những người mua rất chú trọng về giá đã chuyển sang trở thành những người mua chú trọng vào sự đảm bảo. Các công ty sẵn sàng trả nhiều tiền hơn để có sự đảm bảo nguồn hàng hơn là có một hợp đồng giá thấp với một nhà cung cấp không thể giao hàng ”. 

Ai là người phải chi trả cho sự tăng giá?

Một số ý kiến cho rằng chuỗi cung ứng sẽ ổn định vào giữa năm 2022. Tuy nhiên người tiêu dùng cuối cũng sẽ sớm phải gánh chịu khoản chi phí gia tăng, khoản phí mà cho đến gần đây vẫn được các doanh nghiệp hỗ trợ gánh chịu một phần. 

Oriol Roige, giám đốc kỹ thuật của Bioiberica Animal Nutrition cho biết: “Trong những tháng tới, chúng ta sẽ trải qua một thời kỳ lạm phát đáng kể.”

Theo CoBank, chỉ số giá sản xuất (PPI) tháng 8 năm 2021 tăng 20% so với cùng kỳ năm ngoái, nhưng chỉ số giá tiêu dùng chỉ tăng 5,2%, có nghĩa là các công ty đang gánh chịu phần lớn mức tăng giá. Tuy nhiên, gần cuối năm 2021 đến năm 2022, người tiêu dùng dự kiến sẽ thấy các giá cả tăng cao khi các doanh nghiệp không còn chịu được những khoản lỗ này.

Lạm phát đang được mô tả là một hậu quả tạm thời hoặc "nhất thời" của đại dịch - ít nhất là bởi những người quan tâm đến việc xoa dịu công chúng - và cuối cùng sẽ ổn định vào năm 2022, nhưng cũng có thể sẽ dẫn đến "lạm phát tiềm tàng tăng cao" trong dài hạn.

Dave Taylor, giám đốc kinh doanh khu vực của Americas, Borregaard, cho biết: “Tôi có cảm giác rằng bạn sẽ thấy sự hợp nhất của các công ty nhiều hơn - và cuối cùng, đó không phải là điều tốt cho người tiêu dùng cuối. Người tiêu dùng sẽ ít có lựa chọn hơn trong việc sử dụng loại thức ăn nào, một số hoạt động thăm dò giá cả hoặc nhu cầu đổi mới sẽ biến mất. Khi cung và cầu đi vào trạng thái cân bằng, tôi lo ngại rằng người tiêu dùng sẽ bị tổn thương do thiếu sự lựa chọn. "

Bên cạnh những thách thức, các nguồn tin cho thấy ngành thức ăn chăn nuôi nhìn chung sẽ khởi sắc hơn trong năm 2022, chấp nhận rủi ro, nhưng cũng đã học cách xoay chuyển nhanh chóng, duy trì sự linh hoạt và sẵn sàng dựa vào các chiến lược để giảm thiểu sự tăng giá khi mong đợi những điều bất ngờ. 

Nguồn: FeedStrategy 
Biên dịch: Ecovet Team



kỹ thuật khác

footer-vn-1-33.gif

CÔNG TY TNHH ECOVET

  • A135OT02 Tầng 35, Tòa Nhà A1 Vinhomes Golden River, số 2 Tôn Đức Thắng, P. Bến Nghé, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh, VN
  • Hotline: 0962003113, 038 687 0933
  • Email: sales@ecovet.com.vn
  • Website: www.ecovet.com.vn, www.ecovet.vn

Đã truy cập: 1,995,854

Đang xem: 1