sản phẩm

EcoXylanase DS

EcoXylanase DS enzyme thủy phân xylan gây nhớt, tăng cường...

EcoPhytase SHS

EcoPhytase SHS là sản phẩm chứa enzyme 6-phytase  từ vi khuẩn E.Coli,...

EcoProtease

EcoProtease chứa đa enzyme protease phổ rộng và chịu nhiệt,...

Eco Sweet 30%

Eco Sweet 30%, bổ sung vị ngọt giúp tăng lượng ăn vào, cải thiện...

Eco Crom 0,1%

Eco Crom 0,1% Bổ sung Crom hữu cơ dưới dạng Cromium Picolinate vào...

Eco Butyrate 30%

Eco Butyrate 30% bổ sung vào thức ăn chăn nuôi...

EcoBetaine

EcoBetaine tăng cường tích lũy nạc, cải thiện tốc độ tăng trưởng, cải thiện ADG và FCR

GLYADD ZN 26%

Nguồn kẽm hữu cơ có tính khả dụng sinh học và khả năng hấp thu cao dùng...

GLYADD FE 20%

Khoáng hữu cơ Glyadd Fe, giải pháp sắt hữu cơ kinh tế nhất cho chăn nuôi, đặc...

MEKON S

Mekon S là thuốc khử trùng mạnh, an toàn cho người và...

MKV - DICLACOX

Diclacox là thuốc đặc trị cầu trùng thế hệ mới, thời gian sử dụng...

EcoPXzyme

EcoPXzyme chứa Protease và Xylanase, giúp tiêu hóa đạm và...

EcoFXzyme

EcoFXzyme chứa Phytase và Xylanase dùng trong thức ăn gia súc, gia cầm...

EcoGOD

EcoGOD là sản phẩm chứa enzyme đặc biệt nhằm giảm áp lực sử dụng...

EcoBeta-M

EcoBeta-M chứa 2 loại enzyme mannanase, khử hiệu quả beta-mannan trong...

VALOSIN SOLUBLE - GÓI 40G HÒA TAN

VALOSIN SOLUBLE là kháng sinh phổ rộng thế hệ mới, đặc trị...

VALOSIN FG50

VALOSIN là kháng sinh phổ rộng thế hệ mới, đặc trị mycoplasma,...

GLYADD MN 22%

Glyadd Mn (22% Manganese), Mangan hữu cơ bổ sung vào thức ăn chăn nuôi.

FRESTA® F

FRESTA® F có ảnh hưởng toàn diện đến sinh...

BioCare

BioCare sản phẩm chứa Bacillus Subtilis & Bacillus...

CREAMINO

CREAMINO® là...

BIOSTRONG®510

BIOSTRONG®510 Giải pháp nâng cao hiệu quả chăn nuôi gia cầm...

AROMABIOTIC

Aromabiotic là sản phẩm chứa các axit béo mạch trung...

DIGESTFAST

DigestFast sản phẩm nhũ hóa hoạt lực cao kết hợp cải thiện chức năng gan,...

CareBiotics

CareBiotics tăng cường hệ miễn dịch của động vật, cân bằng hệ vi khuẩn đường...

SIPERNAT®

SIPERNAT® Chất chống vón cục cho các sản phẩm premix và...

EcoGAA

EcoGAA Cung cấp năng lượng tức thì cho nhu cầu sinh trưởng,...

Bact acid FLA

Bact Acid® FLA tiêu diệt mầm bệnh vừa hạ nhanh pH đường tiêu...

HP 300

HP 300 là sản phẩm thức ăn dặm hàng đầu được công nhận...

ImmunoWall

ImmunoWall - Prebiotic 2 trong 1 gồm Mannan oligosaccharides  (MOS) và...

CÂN NHẮC ĐỐI VỚI CÁC NGUỒN PROTEIN THAY THẾ Ở LỢN

Tác giả: Penn State University

(Ecovet) Hãy cân nhắc về chi phí, việc vận chuyển và tính thực tiễn trong hoạt động chăn nuôi hiện tại khi lựa chọn nguồn protein.

Việc cho lợn ăn khẩu phần cân bằng có thể là một thách thức. Thức ăn cho các động vật dạ dày đơn như lợn không chỉ đắt đỏ, mà thành phần dinh dưỡng trong khẩu phần đó cũng dễ dàng gây ảnh hưởng đến sức khoẻ và sự tăng trưởng của chúng.

Hai nguyên liệu thức ăn thường được sử dụng trong khẩu phần ăn của lợn là ngô và khô dầu đậu nành. Ngô sẽ đóng góp năng lượng vào khẩu phần giúp hỗ trợ tăng trưởng, duy trì và tích tụ chất béo trong giai đoạn vỗ béo; khô dầu đậu nành sẽ đóng góp protein trong việc xây dựng mô, chủ yếu là cơ bắp. Trong thời kỳ giá đậu nành tăng cao, bạn có thể cân nhắc thay thế khô dầu đậu nành bằng các nguồn protein thay thế khác để giảm bớt chi phí cho khẩu phần ăn hàng ngày.

Khô dầu đậu nành là nguồn protein thường được dùng trong khẩu phần ăn của lợn vì lượng axit amin trong khô dầu đậu nành sẽ bổ sung cho lượng axit amin trong ngô, đây là một trong những sự kết hợp phổ biến nhất ở Hoa Kỳ. Có thể sử dụng nhiều nguồn protein khác nhau trong khẩu phần ăn của lợn, và các nguồn protein này thường được tận dụng trong khẩu phần hoàn chỉnh theo công thức của chuyên gia dinh dưỡng. Tuy nhiên, khi bạn tự trộn thức ăn, việc tìm kiếm nguồn protein thay thế cho khô dầu đậu nành có thể phức tạp hơn một chút. Các nhà chăn nuôi khi tự trộn thức ăn với các nguồn khác thay thế cho khô dầu đậu nành cần lưu ý rằng, việc tìm ra sự cân bằng hợp lý các axit amin trong khẩu phần là rất quan trọng, vì nếu không, vật nuôi của bạn có thể sẽ bị giảm năng suất.

Hãy cân nhắc về chi phí, việc vận chuyển và tính thực tiễn trong hoạt động chăn nuôi hiện tại khi lựa chọn nguồn protein. Thật may mắn khi vì lợn có tập tính ăn tạp nên sẽ có nhiều nguồn protein phù hợp chúng. Nguồn protein có thể được chia thành hai loại, nguồn protein từ thực vật và nguồn protein từ động vật. Trong bài viết này, bạn sẽ nhận thấy thông tin về các nguồn protein có thể được sử dụng trong thức ăn của lợn, và sự so sánh giữa từng nguồn protein đối với khô dầu đậu nành. Như đã nêu ở trên, khô dầu đậu nành có chứa hàm lượng axit amin vượt trội và sẽ bổ sung cho lượng axit amin trong ngô, vì vậy, khô dầu đậu nành trở thành một nguyên liệu “tiêu chuẩn vàng” trong khẩu phần ăn của lợn dựa vào ngô. Tất cả các nguyên liệu khác đều là “lựa chọn thay thế” cho nguồn protein từ đậu nành.

Những nguồn protein từ thực vật


1.Khô dầu đậu nành

Khô dầu đậu nành là nguồn protein thực vật được sử dụng phổ biến nhất trong khẩu phần của lợn, đây là nguồn protein "đi đầu" vì nó đóng góp một lượng axit amin cân bằng và dễ tiêu hóa, giúp tối đa hóa tốc độ tăng trưởng ở lợn. Dạng khô dầu đậu nành được dùng phổ biến nhất trong khẩu phần ăn của lợn là đậu nành đã được loại bỏ chất béo (dầu) – hoặc còn được gọi là khô dầu đậu nành “ép đùn”.

Hàm lượng dinh dưỡng của khô dầu đậu nành sẽ thay đổi tuỳ thuộc vào đậu nành còn nguyên vỏ hay đã được tách vỏ. Khô dầu đậu nành từ đậu nành đã được tách vỏ sẽ có ít chất xơ hơn và chứa hàm lượng protein nhiều hơn. Đậu nành tách vỏ sẽ chứa khoảng từ 45% đến 48% protein thô (CP) và từ 2,8% đến 3,0% lysine; trong khi đậu nành nguyên vỏ chỉ chứa khoảng 44 % CP và 2,8% lysine.

Cách chiết xuất dầu từ đậu nành nguyên hạt có thể gây ra các biến đổi về hàm lượng CP, lysine và năng lượng. Có hai phương pháp để chiết xuất dầu từ đậu nành, đó là ép lấy dầu và chiết xuất bằng dung môi. Đậu nành sẽ trải qua quá trình ép (ép đùn cơ học) để thu được chiết xuất dầu đậu nành, và sản phẩm phụ thu được là khô dầu đậu nành, có chất ức chế trypsin bất hoạt. Ngoài ra, đối với phương pháp chiết xuất bằng dung môi, dầu trong quá trình này sẽ được loại bỏ khỏi đậu nành bằng dung môi - quá trình này sẽ giúp loại bỏ dầu hiệu quả hơn, để lại khô dầu đậu nành ít dầu và chứa ít chất béo hơn, hoặc ít năng lượng hơn. Sản phẩm phụ khô dầu đậu nành phải được rang chín để loại bỏ chất ức chế trypsin bất hoạt còn sót lại sau quá trình chiết xuất bằng dung môi. Đối với đậu nành đã tách vỏ, đậu nành được ép đùn sẽ chứa khoảng 6,6% chất béo; trong khi đậu nành được chiết xuất bằng dung môi sẽ chứa 1,5% chất béo.

Một điểm hấp dẫn khác của khô dầu đậu nành chính là hàm lượng chất xơ thấp. Khô dầu đậu nành tách vỏ sẽ giữ lại khoảng 8% đến 9% chất xơ không hoà tan trong dung dịch trung tính (NDF) hoặc giữ lại chất xơ tiêu hóa tối thiểu, trong khi khô dầu đậu nành nguyên vỏ sẽ chứa từ 10% đến 14% NDF. Khô dầu đậu nành tách vỏ là lựa chọn tối ưu nhất cho khẩu phần ăn của lợn choai vì chúng chứa hàm lượng protein và lysine cao nhất, và chứa ít chất xơ nhất.


2.Đậu nành rang, xay

Một trong những lựa chọn thay thế cho khô dầu đậu nành là đậu nành rang và nghiền. Đậu nành trồng tại nhà có thể được tận dụng với mức giá vốn, điều này có thể làm giảm chi phí của khẩu phần. Nếu bạn sử dụng đậu nành nguyên hạt, hay còn được gọi là đậu nành nguyên béo, thì hãy đảm bảo rằng đậu nành đã được rang và nghiền nhỏ. Vì đậu nành có chứa các yếu tố kháng dưỡng - như chất ức chế trypsin làm giảm khả năng tăng trưởng của vật nuôi - nên khi đậu nành được xử lý nhiệt hoặc rang chín, các yếu tố kháng dưỡng sẽ bị biến tính, từ đó giúp loại bỏ được các chất ức chế tăng trưởng trong nguyên liệu này. Việc nghiền nhỏ đậu nành đã được rang chín sẽ giúp cho nguồn protein trong đó có thể tiêu hóa dễ dàng hơn; từ đó, nguyên liệu đậu nành rang, xay mịn sẽ giúp lợn tăng trưởng hiệu quả hơn so với đậu nành nguyên hạt. Khi giá đậu nành ở mức cao, thì chi phí cơ hội từ việc bán đi nguyên liệu này có thể sẽ hấp dẫn hơn so với việc tận dụng chúng trong khẩu phần ăn của lợn, sau đó bạn sẽ cần mua lại các nguồn protein thay thế.

3.Khô dầu hạt cải (Canola)

Canola là một loại cây hạt cải chứa dầu có nguồn gốc từ Canada. Khô dầu hạt cải là sản phẩm phụ từ phương pháp ép đùn hoặc phương pháp dung môi chiết xuất dầu từ hạt cải dầu. Trong khô dầu hạt cải ép đùn, hàm lượng CP sẽ là 35%, lysine là 2,0%, và hàm lượng chất béo là 10%. Trong khô dầu hạt cải thu được từ chiết xuất dung môi, hàm lượng CP sẽ là 38%, lysine là 1,5%, và hàm lượng chất béo là từ 3% đến 4%. Khô dầu hạt cải chứa hàm lượng chất xơ vào khoảng 23% đến 24% NDF, cao hơn khoảng 3 lần so với khô dầu đậu nành tách vỏ. Nếu chi phí và hàm lượng dinh dưỡng của khô dầu hạt cải phù hợp, thì chúng ta có thể dùng nguyên liệu này để thay thế hoàn toàn khô dầu đậu nành trong khẩu phần ăn của lợn choai.

4.Khô dầu hạt bông 

Một loại hạt khác được sử dụng để chiết xuất dầu là hạt bông. Sau khi loại bỏ dầu, sản phẩm phụ còn sót lại được gọi là khô dầu hạt bông. Khô dầu hạt bông được biết là có khoảng 39% CP, 1,5% lysine, 6% chất béo và 25% NDF. Tương tự như khô dầu hạt cải, khô dầu hạt bông có hàm lượng chất xơ cao hơn khoảng 3 lần so với khô dầu đậu nành. Khô dầu hạt bông chưa qua xử lý nhiệt sẽ có gossypol tự do, có thể gây nhiễm độc nếu khẩu phần ăn không được cân bằng chính xác. Khô dầu hạt bông cần xử lý nhiệt để tạo ra gossypol tự do liên kết với lysine, từ đó làm giảm bớt độc tố trong nguyên liệu này khi dùng cho lợn. Việc xử lý nhiệt khô dầu hạt bông sẽ làm giảm khả năng tiêu hóa lysine khi so sánh với tất cả các loại khô dầu hạt khác. Khô dầu hạt bông không phải là nguồn nguyên liệu thức ăn được sử dụng phổ biến cho lợn, nhưng nó có thể là một nguyên liệu thức ăn mơ ước cho các trang trại chăn nuôi đa chủng đã dùng khô dầu hạt bông cho khẩu phần gia súc.

5.Bột Gluten ngô

Như tên gọi, bột gluten ngô là sản phẩm phụ từ ngô được sử dụng trong ngành công nghiệp xay ngô ướt. Khẩu phần ăn dựa vào ngô chỉ sử dụng nguồn protein từ ngô sẽ dẫn đến thiếu hụt lysine và tryptophan – đây là các axit amin cực kỳ quan trọng cho sức khoẻ và sự phát triển cơ bắp. Đối với khẩu phần chỉ sử dụng protein từ ngô, cần phải tăng cường thêm các axit amin tổng hợp để cân bằng tỷ lệ axit amin. Các axit amin có thể gây tác dụng đối kháng với nhau nếu không dùng đúng tỷ lệ, vì vậy chúng ta cần phải tham khảo ý kiến của các chuyên gia dinh dưỡng khi cân đối lại nồng độ axit amin trong khẩu phần bằng axit amin tổng hợp. Bột gluten ngô chứa khoảng 58% CP, 0,9% lysine, 5% chất béo và 2% NDF. Bột gluten ngô chứa ít chất xơ hơn khô dầu đậu nành.

6.Thức ăn Gluten ngô

Một sản phẩm phụ khác được tạo ra từ ngành công nghiệp xay ngô ướt là thức ăn gluten ngô – nguyên liệu này cũng có sự thiếu hụt lysine và tryptophan tương tự với bột gluten ngô, vì vậy sẽ cần phải tăng cường thêm các axit amin tổng hợp. Thức ăn gluten ngô chứa khoảng 17% CP, 0,6% lysine, 4% chất béo và 28% NDF. Do hàm lượng chất xơ trong thức ăn chứa gluten ngô cao hơn đáng kể so với khô dầu đậu nành, nên nguyên liệu này thường không được dùng phổ biến cho lợn.

7.Khô dầu hướng dương

Khô dầu hướng dương là sản phẩm phụ từ quá trình chiết xuất dầu từ hạt hướng dương. Dầu hướng dương có thể được chiết xuất thông qua quá trình ép đùn hoặc chiết xuất bằng dung môi. Khô dầu hướng dương chứa khoảng 31% đến 40% CP, 1,1% đến 1,5% lysine, 3% chất béo, và từ 30% đến 37% NDF. Vì lượng chất xơ gấp khoảng 4 lần so với khô dầu đậu nành nên khô dầu hướng dương sẽ chỉ được đưa vào khẩu phần với tỷ lệ thấp. Thành phần axit béo không bão hòa trong nguyên liệu này cũng có thể khiến thịt lợn bị mềm bụng, vì vậy hãy tránh cho lợn ăn khô dầu hướng dương ít nhất một tháng cuối trước khi giết mổ.

8.Đậu Hà Lan

So với khô dầu đậu nành, đậu Hà Lan là một nguồn protein thay thế tuyệt vời dành cho lợn. Nguyên liệu này có hàm lượng tinh bột tương đối cao, và còn là một nguồn lysine tuyệt vời dành cho lợn. Mặc dù đậu Hà Lan có một lượng nhỏ chất ức chế trypsin và chymotrypsin, nhưng chúng có thể bị vô hiệu hóa bằng việc xử lý qua nhiệt. Đậu Hà Lan chứa 22% CP, 1,6% lysine, 1% chất béo và 13% NDF. Mức tinh bột khả dụng là khoảng 43% có thể cung cấp năng lượng bổ sung cho khẩu phần. Khi ngô và đậu nành ở mức giá cao, thì đậu Hà Lan là một trong những nguồn protein thay thế hấp dẫn nhất.

Những nguồn protein từ động vật


1.Bột huyết

Bột huyết được thu gom từ các cơ sở giết mổ, sau đó sẽ được làm lạnh và xử lý nhiệt để loại bỏ mọi khả năng lây nhiễm mầm bệnh. Bột huyết chứa tới 90% CP và 8,6% lysine. Nếu bột huyết được xử lý nhiệt quá mức, thì khả năng cung cấp lysine có thể bị giảm. Sự biến đổi hàm lượng axit amin trong bột huyết có thể khiến nguyên liệu này khó sử dụng, bạn cần hỏi ý kiến của các chuyên gia dinh dưỡng để cân bằng lại hàm lượng axit amin với các axit amin tổng hợp. Nhiều nguồn protein có nguồn gốc từ động vật được sử dụng cho lợn con sơ sinh vì nồng độ protein cao dễ tiêu hóa.

2.Bột thịt và xương

Tương tự như bột huyết, bột thịt và xương cũng được thu gom từ nhiều cơ sở giết mổ, nơi các mô động vật còn sót lại được thu thập để tạo ra bột thịt và xương. Cần xử lý nhiệt để loại bỏ mầm bệnh trong bột thịt và xương thì mới có thể tận dụng được nguyên liệu thức ăn này, tuy nhiên, quá trình này cũng có thể làm biến tính protein. Do sự khác biệt trong nguyên liệu, nên chúng ta cần phải tham khảo ý kiến của các chuyên gia dinh dưỡng để có thể cân bằng lại hàm lượng axit amin với axit amin tổng hợp. Bột thịt và xương chứa khoảng 50% CP và 2,6% lysine, ngoài ra, nó còn là nguồn cung cấp canxi và phốt pho tuyệt vời.

3.Bột cá

Cá nguyên con hoặc phế liệu cá có thể được xử lý từ các nhà máy chế biến cá để sản xuất bột cá. Bột cá là nguồn protein có khả năng tiêu hóa cao và có thể giúp lợn tăng lượng ăn vào khi được cho ăn khẩu phần có chứa bột cá. Hàm lượng dinh dưỡng và độ ngon miệng của bột cá sẽ khác nhau tùy thuộc vào loại, loài và độ tươi của cá. Lưu ý rằng, nếu cho lợn ăn bột cá trong giai đoạn xuất chuồng thì có thể gây ra mùi tanh ở thịt lợn. Vì lý do này nên bột cá là một nguồn protein tuyệt vời trong khẩu phần khởi động. Nhìn chung, bột cá chứa hàm lượng cao lysine và methionine, canxi và phốt pho và axit béo omega-3. Hàm lượng CP trong bột cá xấp xỉ 63% và hàm lượng lysine là 4,6%.

4.Bột gia cầm

Bột gia cầm được lấy từ các mô phụ phẩm trong quá trình chế biến gia cầm. Lượng xương có trong bột gia cầm có thể ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng tiêu hóa của phụ phẩm này. Bột gia cầm cần làm xử lý nhiệt để loại bỏ các mầm bệnh tiềm tàng, nhưng quá trình này có thể làm giảm đi khả năng tiêu hóa của bột gia cầm. Bột gia cầm chứa 65% CP và 4,0% lysine. Tryptophan có thể là một axit amin hạn chế trong bột gia cầm, vì vậy hãy cân nhắc việc bổ sung axit amin tổng hợp tăng cường vào khẩu phần ăn khi sử dụng nguyên liệu này.

5.Sữa nguyên béo, hoặc sữa tách kem (sữa bột)

Sữa là một nguyên liệu rất ngon miệng, giúp cung cấp protein chất lượng cao và dễ tiêu hóa. Sữa bột chứa 37% CP và 2,4% lysine, nên đây là một sản phẩm rất được ưa chuộng. Sữa bột có hàm lượng lactose rất cao (48%), nên cần điều chỉnh năng lượng đưa vào khẩu. Lưu ý rằng các hàm lượng này dựa trên cơ sở 95% chất khô (DM). Nếu bạn lựa chọn việc "cho ăn chậm", thì bạn cần biết rằng sữa bò có chứa khoảng 87% nước hoặc 13% DM, vì vậy, tỷ lệ bổ sung cần phải được điều chỉnh để tính đến lượng nước trong ruột. Ngoài ra, lượng nước tiêu thụ tăng lên có thể khiến phân lợn trở nên lỏng lẻo. Khi tìm nguồn sữa của các loài động vật khác, hãy lưu ý rằng hàm lượng protein, lactose, và nước sẽ khác nhau ở từng nguồn.

Bột whey cô đặc và casein, cả hai đều là những nguồn protein thay thế chất lượng cao và dễ tiêu hóa. Casein chứa 89% CP và 6,9% lysine; whey cô đặc chứa 76% CP và 6,9% lysine. Cả hai nguồn protein này đều đắt tiền do sự cạnh tranh của thị trường đối với người. Thông thường, whey cô đặc và casein được sử dụng trong khẩu phần của lợn con, vì hàm lượng protein phù hợp với nhu cầu cần thiết của lợn choai.

6.Bổ sung axit amin trực tiếp

Khi nguồn protein lý tưởng quá đắt hoặc khó tìm, các chuyên gia dinh dưỡng về lợn sẽ chuyển sang bổ sung các axit amin cụ thể - đôi khi còn được gọi là axit amin kết tinh (dựa trên dạng hóa học của hợp chất), axit amin tổng hợp được tạo ra thông qua quá trình lên men của vi khuẩn và được phân lập để chứa nồng độ tinh khiết của một axit amin cụ thể. Khẩu phần hoàn chỉnh dành cho lợn thương mại được biết đến là có chứa Lysine tổng hợp vì rất ít nguồn protein chứa lượng Lysine khả dụng. Nếu bạn đang tự trộn khẩu phần, việc bổ sung các axit amin tổng hợp có thể giúp bạn tăng cường tính hiệu quả của khẩu phần, chỉ cần đảm bảo rằng bạn sẽ phải tham khảo ý kiến của chuyên gia dinh dưỡng trước khi thêm chúng vào khẩu phần, vì việc bổ sung quá nhiều có thể khiến lợn của bạn bỏ ăn.

Kết luận

Khi giá đậu nành ở mức cao thì chi phí cho lợn ăn cũng sẽ tăng theo. Ngay cả khi bạn tự trồng đậu nành, thì chi phí cơ hội từ việc bán đi nguyên liệu này có thể sẽ hấp dẫn hơn so với việc tận dụng chúng trong khẩu phần ăn của lợn. Ngoài đậu nành, vẫn còn rất nhiều nguồn protein thay thế khả dụng khác để cung cấp một khẩu phần tuyệt vời cho lợn. Hãy đảm bảo cân nhắc về chi phí và nguồn gốc của các nguồn thay thế để đảm bảo rằng chúng sẽ trở thành một nguyên liệu đáng tin cậy trong khẩu phần của bạn. Cuối cùng, bạn luôn cần phải tham khảo ý kiến của các chuyên gia dinh dưỡng để đảm bảo rằng khẩu phần ăn sẽ cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết nhằm hỗ trợ sức khỏe cho lợn và giúp chúng có thể tăng trưởng tối ưu.

Nguồn: thepigsite.com
Biên dịch: Ecovet Team


kỹ thuật khác

footer-vn-1-33.gif

CÔNG TY TNHH ECOVET

  • A135OT02 Tầng 35, Tòa Nhà A1 Vinhomes Golden River, số 2 Tôn Đức Thắng, P. Bến Nghé, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh, VN
  • Hotline: 0962003113, 038 687 0933
  • Email: sales@ecovet.com.vn
  • Website: www.ecovet.com.vn, www.ecovet.vn

Đã truy cập: 1,996,227

Đang xem: 2