sản phẩm khác

THỨC ĂN HEO CON TRONG THỜI KỲ CHUYỂN MÙA TỪ XUÂN SANG HÈ

Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về các yêu cầu...

HIỂU VỀ KHÁI NIỆM PROTEIN LÝ TƯỞNG TRONG DINH DƯỠNG ĐỘNG VẬT

Khái niệm "Protein lý tưởng" đã trở thành nền tảng trong lĩnh vực dinh...

TỐI ƯU TỶ LỆ LYSINE TIÊU HÓA TRÊN NĂNG LƯỢNG TRAO ĐỔI ĐỂ ĐẠT HIỆU SUẤT TĂNG TRƯỞNG CAO NHẤT Ở GÀ THỊT

Trong lĩnh vực dinh dưỡng gia cầm năng động, sự cân bằng chính xác giữa axit...

XÂY DỰNG CÔNG THỨC THỨC ĂN CHO LỢN VÀ GIA CẦM: KINH NGHIỆM VÀ PHƯƠNG PHÁP

Việc xây dựng công thức thức ăn là một quá trình phức tạp...

TÍCH LŨY CƠ NẠC HIỆU QUẢ Ở LỢN VÀ GÀ THỊT: VAI TRÒ CỦA ENZYME

Bài viết này đi sâu vào các chi tiết cụ thể về cách bổ...

CÚM GIA CẦM: CÁC PHƯƠNG PHÁP PHÒNG NGỪA VÀ KIỂM SOÁT TẠI CÁC TRANG TRẠI GIA CẦM

Avian influenza (AI), thường được gọi là cúm gia cầm, là một bệnh nhiễm...

PROBIOTICS VÀ PREBIOTICS: TIÊN PHONG TRONG VIỆC CẢI THIỆN SỨC KHỎE ĐƯỜNG RUỘT Ở HEO

Trong lĩnh vực dinh dưỡng và quản lý sức khỏe của heo, probiotics và...

POULTRYCARE: BÍ QUYẾT ĐỂ TĂNG TRƯỞNG VÀ BẢO VỆ SỨC KHỎE CHO GIA CẦM

Một tiến bộ đáng kể trong lĩnh vực này là sự ra đời của các phụ gia...

BUTYMAX: MỘT CÔNG CỤ MẠNH MẼ THÚC ĐẨY SỨC KHỎE ĐƯỜNG RUỘT VÀ NĂNG SUẤT Ở LỢN VÀ GIA CẦM

ButyMax là một chất phụ gia thức ăn chăn nuôi giúp cải thiện sức khỏe đường...

ĐỘT PHÁ TRONG CHĂN NUÔI LỢN: BACILLUS LICHENIFORMIS DẪN ĐẦU CUỘC CÁCH MẠNG XANH

Chăn nuôi lợn đóng vai trò quan trọng trong việc đáp ứng nhu cầu thịt...

KỲ VỌNG NĂM 2024: CUNG VÀ CẦU ĐẬU TƯƠNG TOÀN CẦU

Sản lượng đậu tương toàn cầu dự kiến sẽ tăng 7% trong niên vụ 2023/24, đạt mức kỷ lục...

TĂNG NĂNG SUẤT CHĂN NUÔI LỢN VỚI LỢI KHUẨN BACILLUS - KHOA HỌC ĐẰNG SAU FCR TỐT HƠN VÀ TĂNG TRƯỞNG NHANH HƠN

Lợi khuẩn là các vi sinh vật sống mang lại lợi ích cho sức khỏe khi được...

5 GIẢI PHÁP CHIẾN LƯỢC ĐỂ GIẢM CHI PHÍ THỨC ĂN CHO CÁ TRA TẠI VIỆT NAM

Trong bối cảnh nuôi trồng thủy sản tại Việt Nam, việc phụ thuộc vào nguyên liệu...

ENZYME BIẾN BỘT HẠT CẢI DẦU THÀNH NGUỒN LỢI KHUẨN ĐƯỜNG RUỘT

Xử lý bột hạt cải dầu bằng enzyme carbohydrase giúp cải thiện khả năng tiêu...

NĂNG LƯỢNG THUẦN: LỢI HAY HẠI CHO NGÀNH GÀ THỊT HOA KỲ?

Ở đây, câu hỏi không phải là liệu hệ thống công thức thức ăn năng...

6 THÁCH THỨC ĐỐI VỚI NGÀNH THỨC ĂN CHĂN NUÔI TOÀN CẦU

Ngành thức ăn chăn nuôi toàn cầu phải đối mặt với một số thách thức...

PHỤ GIA PHYTOGENICS: GIẢI PHÁP TIẾT KIỆM CHI PHÍ CHO DINH DƯỠNG ĐỘNG VẬT

Trong lĩnh vực dinh dưỡng động vật không ngừng phát triển, việc tìm kiếm...

XÂY DỰNG KHẨU PHẦN ĂN MỚI CHO HEO VỖ BÉO CÓ HÀM LƯỢNG PROTEIN THẤP VỚI SỰ HỖ TRỢ CỦA AXIT AMIN

Việc cân đối khẩu phần cho lợn là sự cân bằng tinh tế giữa cung cấp đủ chất...

HẤP THỤ CHẤT DINH DƯỠNG TỐT HƠN VỚI OMEGA-3

Axit béo omega 3, từ lâu đã được công nhận vì lợi ích của...

XÂY DỰNG TIÊU CHUẨN (NHU CẦU) DINH DƯỠNG CHO GÀ THẢ VƯỜN

Nhu cầu của người tiêu dùng đối với thịt gà được sản xuất bền vững và...

ENZYME TĂNG CƯỜNG SỨC KHỎE VÀ ỔN ĐỊNH HỆ VI SINH ĐƯỜNG RUỘT Ở ĐỘNG VẬT

Đường tiêu hóa đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe và năng...

ĐẶC SẢN MỚI: THỊT LỢN NUÔI BẰNG THỨC ĂN THẢO DƯỢC.

Ngày càng có nhiều sự quan tâm đến việc nuôi lợn bằng thức ăn...

KHÁM PHÁ CÁC LỰA CHỌN THAY THẾ ZINC OXIDE TRONG KHẨU PHẦN ĂN CHO HEO SAU CAI SỮA

Kẽm oxit đã được sử dụng trong khẩu phần heo sau cai sữa để cải thiện sự tăng trưởng...

CHIẾN LƯỢC DINH DƯỠNG NHẰM TĂNG CƯỜNG PHẢN ỨNG MIỄN DỊCH CHỐNG LẠI BỆNH ASF VÀ BỆNH PRRS Ở LỢN

Bệnh dịch tả lợn châu Phi (ASF) và hội chứng sinh sản và hô hấp ở lợn...

QUẢN LÝ 6 CẶP KHOÁNG ĐỐI KHÁNG TRONG THỨC ĂN CHĂN NUÔI

Trong lĩnh vực dinh dưỡng động vật, việc hiểu biết về sự tương tác phức tạp giữa các...

LỢI ÍCH CỦA VIỆC CÂN ĐỐI THỨC ĂN THEO TỶ LỆ AXIT AMIN LÝ TƯỞNG

Việc cân đối khẩu phần ăn chính xác để đáp ứng nhu cầu axit amin của lợn...

TỶ LỆ KHOÁNG VI LƯỢNG LÝ TƯỞNG GIỮA SẮT, KẼM, MANGAN VÀ ĐỒNG CHO HEO CON

Khoáng vi lượng đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe, sự tăng trưởng...

SỨC MẠNH CỦA XYLANASE: CẢI THIỆN SỨC KHỎE VÀ HIỆU SUẤT TĂNG TRƯỞNG CỦA HEO CON

Sức khỏe và sự tăng trưởng của heo con có tầm quan trọng đặc biệt trong chăn...

CÁCH CHẨN ĐOÁN THIẾU HỤT KHOÁNG CHẤT Ở ĐỘNG VẬT

Mặc dù đánh giá toàn diện tình trạng dinh dưỡng là tốt...

GIẢM CHI PHÍ VÀ GIÁ THÀNH THỨC ĂN CHO LỢN VÀ GIA CẦM BẰNG XYLANASE VÀ PROTEASE

Thức ăn chiếm 60-70% tổng chi phí sản xuất của lợn và gia cầm, vì vậy việc cải...

KHI NÀO NĂNG LƯỢNG KHẨU PHẦN ĐƯỢC GÀ MÁI SỬ DỤNG CHO SẢN XUẤT TRỨNG?

Một nghiên cứu đã phát hiện ra rằng lượng năng lượng khẩu phần tiêu thụ...

TÁC ĐỘNG HIỆP LỰC CỦA SELEN VÀ VITAMIN E TRONG VẤN ĐỀ CHỐNG OXI HÓA: PHÂN TÍCH CHUYÊN SÂU

Trong lĩnh vực sức khỏe và thể chất, chất chống oxy hóa thu hút sự chú...

CÁ RÔ PHI: PROBIOTIC THÚC ĐẨY TĂNG TRƯỞNG VÀ MIỄN DỊCH

Nhiều nghiên cứu đã thử nghiệm chế phẩm sinh học trên cá rô phi,...

SỨC MẠNH CỦA PROTEASE: LỰA CHỌN ENZYME PHÙ HỢP CHO KHẨU PHẦN ĂN CỦA LỢN

Protease là nhóm enzyme phân giải các phân tử protein thành...

TĂNG HIỆU QUẢ HEO NÁI BẰNG CROM PICOLINATE

Việc bổ sung crom vào khẩu phần ăn của heo nái dưới dạng crom picolinate đã...

KHÁM PHÁ KẼM GLYCINATE ĐỐI VỚI TĂNG TRƯỞNG VÀ CHẤT LƯỢNG THỊT Ở GÀ VÀ LỢN

Kẽm là một khoáng chất vi lượng thiết yếu đóng vai trò quan trọng trong...

NHU CẦU VITAMIN CỦA GIA CẦM TRONG DINH DƯỠNG HIỆN ĐẠI.

Nhu cầu dinh dưỡng của gia cầm, bao gồm vitamin, đã thay đổi đáng kể trong nhiều thập...

NHU CẦU VITAMIN CỦA LỢN TRONG DINH DƯỠNG HIỆN ĐẠI.

Vitamin đóng một vai trò quan trọng trong dinh dưỡng và sức khỏe của lợn....

GIẢM THIỂU TỔN THẤT DO HIỆN TƯỢNG THỊT NHỢT MÀU, MỀM VÀ RỈ NƯỚC (PSE)

Thịt tiết dịch, mềm và nhạt màu (PSE) là khiếm khuyết lớn về chất lượng ở thịt...

TỐI ƯU HÓA TĂNG TRƯỞNG CỦA CÁ RÔ PHI VÀ LỢI NHUẬN CỦA NGƯỜI NUÔI

Thông qua việc xây dựng chế độ ăn và lựa chọn nguyên liêu cẩn thận,...

NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG THỨC ĂN THÔNG QUA CẢI TIẾN CÔNG THỨC VÀ SỬ DỤNG ENZYME

Với chi phí nguyên liệu thô và năng lượng ngày càng tăng,...

CÁC YẾU TỐ DINH DƯỠNG ẢNH HƯỞNG ĐẾN MÀU SẮC THỊT LỢN VÀ GIẢI PHÁP CẢI THIỆN.

Màu sắc của thịt lợn là một yếu tố đánh giá chất lượng thiết yếu ảnh...

VAI TRÒ QUAN TRỌNG KHÔNG THỂ BỎ QUA CỦA AXIT LINOLEIC ĐỐI VỚI SẢN XUẤT TRỨNG

Tối ưu hóa dinh dưỡng cho đàn gà là chìa khóa để đạt được...

TỐI ƯU HÓA TRỌNG LƯỢNG TRỨNG THÔNG QUA DINH DƯỠNG

Trọng lượng trứng là một yếu tố quan trọng trong ngành công nghiệp trứng thương...

TIÊU CHẢY Ở HEO CON CAI SỮA DO NGUYÊN NHÂN DINH DƯỠNG VÀ CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA HIỆU QUẢ

Tiêu chảy là một vấn đề phổ biến và đáng lo ngại đối với lợn con cai...

CÂN BẰNG CHẤT ĐIỆN GIẢI: VIỆC NHỎ, HIỆU QUẢ LỚN

Chất điện giải là những khoáng chất hòa tan trong nước và tạo...

TIÊU CHẢY Ở HEO CON: NHỮNG LÝ DO ÍT ĐƯỢC QUAN TÂM, CÁCH GIẢI QUYẾT ĐƠN GIẢN

Việc tách lợn con khỏi mẹ và chuyển sang thức ăn thể rắn thường gây ra căng...

PROTEIN CAO CHƯA HẲN ĐÃ ĐÁP ỨNG NHU CẦU CỦA ĐỘNG VẬT

Khi phát triển khẩu phần thức ăn cho gia súc và gia cầm, việc cung cấp đủ...

TƯƠNG TÁC ĐỐI KHÁNG GIỮA CÁC LOẠI KHOÁNG TRONG DINH DƯỠNG - LÀM SAO ĐỂ GIẢM THIỂU TÁC HẠI

Khoáng vi lượng đóng vai trò thiết yếu đối với sức khỏe và năng suất...

HIỂU ĐÚNG VỀ CHỈ TIÊU METHIONINE + CYSTINE (M+C) TRONG DINH DƯỞNG ĐỘNG VẬT

Trong lĩnh vực dinh dưỡng vật nuôi, sự cân bằng axit amin đóng vai trò...

L-CARNITINE TĂNG CƯỜNG SỨC KHỎE VÀ NĂNG SUẤT VẬT NUÔI NHƯ THẾ NÀO

L-Carnitine, một dẫn xuất axit amin tự nhiên, là đối tượng nghiên cứu sâu...

LỰA CHỌN NGUỒN PHỐT PHO PHÙ HỢP TRONG SẢN XUẤT THỨC ĂN CHĂN NUÔI

Phốt pho là một khoáng chất thiết yếu đóng vai trò quan trọng trong...

CROM PICOLINATE CẢI THIỆN TỶ LỆ SỐNG, TĂNG TRỌNG, KHỐI LƯỢNG VÀ CHẤT LƯỢNG CỦA TÔM

Tôm là một trong những sản phẩm thủy sản phổ biến và có giá...

CÓ BAO NHIÊU LOẠI DDGS? LOẠI NÀO TỐT HƠN CHO DINH DƯỠNG ĐỘNG VẬT?

Thành phần dinh dưỡng và chất lượng của DDGS có thể khác nhau...

NÂNG CAO GIÁ TRỊ SỬ DỤNG CỦA DDGS TRONG CHĂN NUÔI BẰNG GIẢI PHÁP ENZYME

DDGS chứa một số yếu tố kháng dinh dưỡng có thể hạn chế giá trị sử dụng...

TÌM HIỂU VỀ TÁC HẠI CỦA GLYCININ VÀ β-CONGLYCININ TRONG KHÔ DẦU ĐẬU NÀNH

Trong số các protein gây dị ứng này, glycinin và β-conglycinin...

KHOA HỌC ĐẰNG SAU TỶ LỆ CHUYỂN HÓA THỨC ĂN MƠ ƯỚC: TẬP TRUNG VÀO TỐI ƯU FCR

Giảm thiểu tỷ lệ chuyển đổi thức ăn (FCR) là một mục tiêu quan trọng trong việc tối ưu...

LỰA CHỌN SODIUM BUTYRATE HAY TRIBUTYRIN?

Axit butyric là một axit béo chuỗi ngắn được tạo ra bởi quá trình...

VAI TRÒ CỦA CHẤT CHỐNG NẤM MỐC TRONG SẢN XUẤT VÀ BẢO QUẢN THỨC ĂN CHĂN NUÔI

Chất lượng và độ an toàn của thức ăn chăn nuôi có thể bị ảnh hưởng bởi...

TỐI ĐA HÓA TRỌNG LƯỢNG TRỨNG THÔNG QUA DINH DƯỠNG HỢP LÝ

Là người chăn nuôi gia cầm, một trong những mục tiêu chính là tối...

8 ĐIỂM ĐẶC BIỆT CẦN LƯU Ý KHI LẬP CÔNG THỨC THỨC ĂN CHO CÁ

Một trong những yếu tố quan trọng góp phần vào sự thành công của bất kỳ...

10 BƯỚC XÂY DỰNG KHẨU PHẦN ĂN CHO CÁ TRA

Việc xây dựng khẩu phần ăn cho cá tra bao gồm việc xem xét các nhu...

10 BƯỚC CÂN BẰNG NĂNG LƯỢNG TRONG THỨC ĂN CHO LỢN.

Tối ưu hóa mức năng lượng trong công thức thức ăn cho lợn là việc rất quan...

PROBIOTICS: THÚC ĐẨY CÂN BẰNG HỆ VI SINH VẬT ĐƯỜNG RUỘT VÀ SỨC KHỎE VẬT NUÔI

Trong những năm gần đây, việc sử dụng men vi sinh trong thức ăn chăn nuôi đã...

CÁC SẢN PHẨM CHĂN NUÔI NHƯ THỊT, TRỨNG, SỮA SẼ Ở ĐÂU TRONG 10 NĂM TỚI

Bối cảnh thực phẩm toàn cầu không ngừng phát triển, được thúc đẩy bởi...

KHÁM PHÁ 7 BƯỚC GIẢM CHI PHÍ NĂNG LƯỢNG TRONG TRANG TRẠI GIA CẦM CỦA BẠN!

Trong thế giới phát triển nhanh ngày nay, không thể phóng đại tầm quan...

TỪ THỊT NUÔI TRONG PHÒNG THÍ NGHIỆM ĐẾN CHĂN NUÔI CHÍNH XÁC: XU HƯỚNG TIÊN TIẾN ĐỊNH HÌNH LẠI NGÀNH CHĂN NUÔI

Protein động vật là một thành phần thiết yếu trong chế độ ăn uống của con người,...

Các giải pháp hạn chế kháng sinh trong chăn nuôi heo gà

cac-giai-phap-han-che-khang-sinh-trong-chan-nuoi-heo-ga-1345.png


Ts. Nguyễn Văn Diện, Công ty TNHH Ecovet

(Ecovet) Các nghiên cứu và kinh nghiệm thực tiễn đã chứng minh rằng cần có sự kết hợp đồng bộ các giải pháp khác nhau để phòng bệnh và cải thiện tăng trọng khi loại bỏ kháng sinh trong thức ăn.


Có 3 nhóm giải pháp chính là: 1/ Chăn nuôi và Quản lý, 2/ Dinh dưỡng, 3/ Sử dụng sự hỗ trợ từ các chất phụ gia.


I/ CÁC GIẢI PHÁP VỀ CHĂN NUÔI VÀ QUẢN LÝ


1. Con giống.
Con giống khỏe mạnh bao giờ cũng cho tốc độ lớn cao và sức đề kháng bệnh tật tốt. Khi mua con giống nên mua ở các cơ sở có uy tín, con giống đảm bảo phải được chủng ngừa vacxin đầy đủ phòng các bệnh thường gặp. Không nên ham rẻ mua những con giống còi cọc, ốm yếu vì thường chậm lớn và sức đề kháng kém, dịch bệnh thường bắt đầu từ những con yếu nhất trong đàn. Với các cơ sở tự cung cấp con giống thì không nên giữ lại nuôi những con vật có sức khoẻ yếu vừa làm giảm tính đồng đều vừa ẩn chứa rủi ro cao.


2. Chuồng trại.
Có thể áp dụng mô hình chuồng mở hay chuồng kín tuỳ theo điều kiện của cơ sở chăn nuôi, tuy nhiên cần đặc biệt quan tâm giữ ấm vào mùa đông và thoáng mát vào mùa hè. Cần thực hiện các biệt pháp vệ sinh, tẩy sát trùng định kỳ để triệt tiêu mầm bệnh, nên áp dụng phương pháp CÙNG VÀO CÙNG RA để có thời gian sát trùng truồng trại. Diệt chuột và côn trùng cũng là một biệt pháp cần thiết để tránh lây lan bệnh tật từ các trại lân cận và từ chuồng nọ sang chuồng kia, nên sử dụng loại thuốc diệt chuột an toàn tránh gây độc cho chó mèo, các động vật khác và con người.


3. Cải thiện tình trạng sức khỏe.
Cải thiện sức khoẻ động vật bằng cách thắt chặt an toàn sinh học, áp dụng quy trình chăn nuôi cùng vào cùng ra, tăng cường quy trình làm sạch/ khử trùng và duy trì sức khoẻ động vật trong trang trại sẽ làm giảm sự phụ thuộc kháng sinh. Nghiên cứu và kinh nghiệm thực tiễn đã chứng minh rằng khi động vật có sức khoẻ tốt ít cần kháng sinh hơn so với ở những động vật yếu.


4. Tăng tuổi cai sữa (heo)
. Tăng tuổi cai sữa giúp heo con hình thành một hệ miễn dịch và tiêu hóa khỏe mạnh để ứng phó tốt hơn với những phơi nhiễm sau cai sữa. Điều này đặc biệt đúng khi vào thời điểm heo con phát triển hệ miễn dịch chủ động (qua tuần thứ ba) trong khi bú mẹ. Ngoài ra, còn tạo điều kiện thuận lợi lâu dài cho việc ăn dặm của heo sau giai đoạn cai sữa, điều này có thể hỗ trợ heo con toàn diện hơn.


5. Kích thích in ovo
(ở gà thịt). Việc cho ăn, chủng ngừa hoặc kích thích quá trình phát triển của gà con từ khi còn bên trong trứng đã cho thấy cải thiện tỷ lệ sống. Đồng thời, giúp tạo ra con gà con khỏe mạnh hơn có khả năng tự ăn và uống nước nhanh hơn, chúng phát triển khoẻ mạnh và đạt năng suất cao hơn. Đây là một lĩnh vực đang được tiếp tục nghiên.


II/ CÁC GIẢI PHÁP VỀ DINH DƯỠNG


1.
Tăng khả năng tiêu hóa dưỡng chất. Chất dinh dưỡng không hấp thụ được từ khẩu phần ăn dẫn đến tạo ra chất nền cho sự sinh sôi của vi khuẩn. Một lượng vi sinh vật lớn không chỉ bòn rút chất dinh dưỡng từ động vật mà còn gây bệnh như colibacilli, Salmonella và clostridia. Sự tiêu hóa chất dinh dưỡng có ý nghĩa quan trọng trong tuần đầu sau khi cai sữa và trong tuần đầu tiên sau khi nở (gà thịt). Để đạt được điều này, đầu tư vào thức ăn tốt cho giai đoạn đầu là vô cùng cần thiết.


2. Kích thích ăn nhiều.
Lượng ăn vào đóng một vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khoẻ đường ruột của con non. Ngay cả khi thiếu ăn trong thời gian ngắn cũng làm tăng khả năng thẩm thấu của ruột đối với các protein kháng nguyên (như những chất có trong bột đậu nành) và nhạy cảm với vi khuẩn. Điều này thường dẫn đến bệnh tiêu chảy do phản ứng quá mẫn cảm với protein kháng nguyên của các loại đậu và (hoặc) từ nội độc tố do các vi khuẩn như Escherichia coli sinh ra. Nhìn chung, những con non càng ăn thức ăn lành mạnh từ sớm, chúng càng có thể chịu đựng tốt với những phơi nhiễm từ môi trường sinh sống.


3. Giảm protein khẩu phần
. Vi khuẩn cần protein để phát triển và sinh sản. Bằng cách giảm protein khẩu phần hoặc làm tăng khả năng tiêu hóa, mật độ vi khuẩn và bệnh tiêu chảy có thể được giảm đáng kể. Điều quan trọng là phải bảo đảm tính cân bằng của các amino acid tiêu hoá để bảo đảm hiệu quả tích luỹ nạc tối đa. Hàm lượng protein khẩu phần không được giảm quá 4 phần trăm so với tiêu chuẩn.


4. Tăng cường chất xơ
. Khẩu phần cho con non cần chứa lượng chất xơ tối thiểu vì chất xơ dư thừa làm giảm năng lượng, hàm lượng chất dinh dưỡng và làm giảm khả năng tiêu hóa. Tuy nhiên, một lượng chất xơ thô nhất định (3-4%) sẽ kích thích sự phát triển của lợi khuẩn có thể chống lại vi khuẩn gây bệnh. Nó cũng kiểm soát lượng ăn vào, tránh ăn quá nhiều, dẫn đến không tiêu hóa hết. Do đó, nhiều khẩu phần không có kháng sinh thường được thiết kế sao cho có chứa một lượng chất xơ nhất định, một số nguyên liệu giàu xơ như bột củ cải đường, cám mì, vỏ đậu nành và nhiều phụ phẩm nông nghiệp khác.


III/ CÁC CHẤT PHỤ GIA HỖ TRỢ PHÒNG BỆNH VÀ KÍCH THÍCH TĂNG TRỌNG


Mỗi nhóm sản phẩm bổ sung dưới đây có vai trò, cơ chế tác động và tầm quan trọng khác nhau, nhà sản xuất thức ăn và người chăn nuôi có thể cân nhắc sử dụng từ 2 – 3 hay nhiều hơn các nhóm chất này tuỳ theo tuổi của động vật và tình hình giá cả sản phẩm chăn nuôi.


1/ Axit hữu cơ

Không nghi ngờ khi axit hữu cơ là lựa chọn đầu tiên trong khẩu phần không kháng sinh. Dạng tự do, dạng bọc, dạng axit hay dạng muối, những tổ hợp này đều cho thấy có tác động kháng khuẩn mạnh. Không phải dạng nào cũng hoạt động giống nhau vì hoạt lực của nó phụ thuộc vào pH đường ruột và giá trị pKa của axit. Hơn nữa, chúng có hoạt lực kháng khuẩn khác nhau, phụ thuộc vào từng loại vi khuẩn trong đường ruột và tất nhiên không phải tất cả các axit đều có liều sử dụng giống nhau. Ở đây chúng ta thường thấy người ta hay lặp đi lặp lại rằng chỉ cần 1-2 kg axit hữu cơ trong 1 tấn thức ăn là đủ. Thực tế chúng ta cần nhiều hơn thế song giá thành thức ăn lại là một điều trở ngại việc sử dụng axit hữu cơ liều thấp thường có tác dụng không rõ ràng.


Một số sản phẩm axit hữu cơ tốt đang được bán trên thị trường có thể kể đến như EASTMAN PRO GIT SF3 (hỗn hợp axit mạch ngắn và mạch trung bình cho hiệu quả kháng khuẩn tốt nhất, khuyến cáo cho heo con), EASTMAN PRO GIT SF1 (hỗn hợp chỉ gồm các axit hữu cơ mạch ngắn, có chi phí thấp hơn SF3 một chút, khuyến cáo cho heo lứa). AROMABIOTICAROMABIOTIC POULTRY là hai sản phẩm axit hữu cơ dành cho heo và gia cầm. Đây là 2 sản phẩm rất đặc biệt chỉ bao gồm các axit béo mạch trung bình đã được nhiều nghiên cứu chứng minh là có hiệu quả kháng khuẩn cao, phòng được nhiều bệnh trên đường tiêu hoá. ECO BUTYRATE là sản phẩm của axit butyric, có tác dụng khôi phục hệ nhung mao bị vi khuẩn phá hoại, giúp hấp thu tốt hơn, sản phẩm còn có khả năng kháng lại một số vi khuẩn gây bệnh.


2/ Probiotics

Trong cộng đồng các nhà dinh dưỡng gia cầm, probiotic dành được sự quan tâm rất cao. Một cuộc khảo sát gần đây của WATT Global Media cho thấy để thay thế kháng sinh, probiotic luôn có trong hỗn hợp các chất phụ gia. Đôi khi, chúng được sử dụng ngay cả khi có kháng sinh, giả định kháng sinh không giết chúng. Để đạt được mục đích này, phải đảm bảo rằng các chủng cụ thể của probiotic sử dụng để thay thế kháng sinh không bị giết hoặc bị kìm hãm bởi các chất phụ gia thay thế kháng sinh khác.


Một số sản phẩm probiotic chuyên biệt cho heo và gia cầm có thể dùng chung với nhiều loại kháng sinh phổ biến hiện có trên thị trường như sau: VISANO dùng cho heo con và heo nái, giúp ngăn cản nhiều bệnh phổ biến và giảm đáng kể mùi hôi trong chuồng nuôi AMNIL dùng cho heo lứa và heo vỗ béo để giảm mùi hôi trong chuồng, tăng năng suất chăn nuôi. Sản phẩm NOVELA được sản xuất đặc biệt cho gia cầm để phòng bệnh và kích thích tăng trọng.


3/ Phytogenics hoặc phytobiotics

Đây là những sản phẩm mà trước đây chúng ta thường gọi là "tinh dầu thiết yếu", nhưng vì nhóm này chứa mọi hợp chất có thể tìm thấy trong thực vật, chúng ta đã thay đổi thành một thuật ngữ chung hơn. Chúng đang được sử dụng rất mạnh ở thị trường Mỹ. Một số hợp chất phytobiotic có thể can thiệp vào hệ miễn dịch, trong khi một số khác kích thích hệ thống tiêu hóa tăng cường tiêu hoá và hấp thu chất dinh dưỡng.


Một số sản phẩm phytogenics tốt đang được bán trên thịt trường như SANGROVIT® EXTRA dùng cho cả heo, gà và thuỷ sản, FRESTA® F dành cho heo, sản phẩm có công dụng kích thích lượng ăn vào, kích thích tăng trọng ở heo thịt và tăng lượng sữa ở heo nái. Sản phẩm BIOSTRONG®510 dành cho gia cầm, giúp giảm stress nhiệt, kích thích tăng trọng và tăng sản lượng trứng


4/ Enzyme Protease

Khi động vật không tiêu hoá hết được lượng đạm có trong thức ăn sẽ gây tốn kém lãng phí không cần thiết, mặt khác lượng đạm dư thừa trong thức ăn sẽ di chuyển xuống ruột sau, tại đây nó bị lên men và trở thành nguồn dưỡng chất cho các vi khuẩn có hại gây bệnh. Bổ sung protease giúp tiêu hoá triệt để đạm trong thức ăn vừa tiết kiệm vừa tránh được bệnh tật, đặc biệt là bệnh tiêu chảy.


Hơn thế nữa một trong những nguyên liệu quan trọng trong sản xuất thức ăn là khô đậu nành lại thường chứa hàm lượng cao 2 nhóm chất có hại là kháng dưỡngkháng nguyên, kháng dưỡng làm hạn chế quá trình tiêu hoá và hấp thu dưỡng chất, kháng nguyên gây viêm nhiễm trong đường tiêu hoá. Các nhà sản xuất thức ăn đã áp dụng phương pháp xử lý nhiệt để triệt tiêu phần nào 2 nhóm chất trên tuy nhiên phương pháp xử lý nhiệt thường không triệt để. Bổ sung protease vào thức ăn giúp tiếp tục triệt tiêu kháng dưỡng và kháng nguyên trong khô đậu nành, cải thiện tiêu hoá, hấp thu và tránh viêm đường tiêu hoá.


Một số sản phẩm protease tốt đang có mặt trên thị trường như CIBENZA DP100CONCENTRASE P, các sản phẩm này đều hỗ trợ tiêu hoá đạm thức ăn, triệt tiêu kháng dưỡng và kangs nguyên từ khô đậu nành trong đường tiêu hoá.


5/ Các enzyme NSP

NSP là (xơ, đường đa phi tinh bột) tính nhớt do các NSP hoà tan gây ra làm ngăn cản các enzyme tiếp xúc với cơ chất như đạm, tinh bột v.v..làm giảm khả năng tiêu hoá thức ăn, mặt khác khi các NSP gây nhớt bám lên vách ruột sẽ cản trở sự hấp thu qua thành ruột của các chất dinh dưỡng như đường, axit amin và nước dẫn đến hiệu quả sử dụng thức ăn thấp. Mặt khác nước không được hấp thu sẽ đi ra ngoài cùng phân gây ra hiện tượng phân lỏng, phân ướt mà nhiều người hay nhầm lẫn với bệnh tiêu chảy. Tính nhớt do NSP gây ra còn tạo điều kiện cho vi khuẩn gây bệnh khu trú lâu hơn trong đường tiêu hoá làm gia tăng áp lực bệnh.


Các enzyme giúp tiêu hoá các NSP gây nhớt có thể kể tên như xylanase, β-mannanase, β-glucanse v.v…


Sản phẩm SUPERZYME CS có chứa 8 enzyme trong đó bao gồm các enzyme tiêu hoá NSP, tiêu hoá tinh bột, các enzyme phytase và protease. HEMICELL là sản phẩm tiêu hoá β-mannanase tốt nhất trên thị trường hiện nay.


6/ Oxit kẽm (ZnO) cho thức ăn heo.


Mục đích sử dụng ZnO trong thức ăn không phải để cung cấp kẽm cho nhu cầu phát triển của động vật mà để phòng tiêu chảy vì tính khả dụng sinh học của Zn trong Oxit rất thấp. ZnO là một hoá chất có tác dụng phòng tiêu chảy rất kinh tế, liều tối thiểu là 2.500 ppm tương đương 3kg ZnO/tấn thức ăn, liều thấp hơn thường kém hoặc không có hiệu quả.


ZnO thường có vị đắng, đôi khi làm giảm nhẹ lượng ăn vào, để hạn chế vị đắng của ZnO cần bổ sung vị ngọt có thời gian ngọt kéo dài như ECO SWEET để che đi vị đắng và kích thích heo ăn nhiều hơn.


7/ Đồng

Oxit kẽm không thể sử dụng trong thức ăn gà thịt vì nó dễ gây ngộ độc. Tuy nhiên các nghiên cứu chỉ ra rằng một số tổ hợp nhất định của đồng có tác dụng kiềm khuẩn thậm chí kháng khuẩn. Trong thực tế, Ngày càng có nhiều sản phẩm mới được sản xuất để bổ sung cho sản phẩm sulphate đồng truyền thống - một sản phẩm đã chứng minh được sức mạnh của đồng. Cho dù đồng hữu cơ có thể mang lại các tác động tương tự nhưng chúng ta vẫn còn một vài điểm cần thảo luận liệu hàm lượng đồng trong máu cao (có tác động ở mức hệ thống) hay hàm lượng cao của một loại muối nào đó của đồng (có tác động tại chỗ) là yếu tố mang lại hiệu quả. Có thể đó là sự tổng hợp của cả hai loại tác động trên.


8/ Các chất phụ gia làm tăng chất lượng sản phẩm chăn nuôi

Ngoài những yêu cầu về phòng bệnh hay tăng trọng, ngày nay vấn đề chất lượng sản phẩm chăn nuôi cũng là những vấn đề được nhiều người quan tâm chẳng hạn như màu đỏ của thịt, tỷ lệ thịt nạc, màu lòng đỏ trứng, màu chân, màu da v.v…


Xin liệt kê dưới đây một số sản phẩm uy tín đáp ứng các nhu cầu trên.

Để cải thiện tỷ lệ nạc và màu đỏ thịt có sản phẩm ECO CROM, sản phẩm có chứa Chromium Picolinate có tác dụng cải thiện màu đỏ thịt heo và tăng khả năng tích luỹ cơ, ngoài ra sản phẩm còn giúp tăng số heo con/nái/năm, sản phẩm CreAMINO giúp tăng cường trao đổi năng lượng bên trong tế bào cơ giúp tăng tỷ lệ thịt nạc và cải thiện màu đỏ của thịt. Hai sản phẩm ECO CROMCreAMINO sử dụng trên gia cầm cũng có những tác dụng tương tự như trên heo, ngoại trừ không làm thay đổi màu sắc của thịt và trứng.


Để cải thiện màu sắc chân, da và lòng đỏ trứng của gia cầm người ta thường sử dụng sắc tố đỏ canthaxanthin, màu vàng C-30 ester hoặc màu vàng tự nhiên từ hoa cúc, trên thị trường có nhiều sản phẩm thương mại chứa các hoạt chất kể trên. Trong bắp vàng và các sản phẩm từ bắp vàng cũng chứa một lượng sắc tố vàng rất đáng kể.


Phần lớn các sắc tố đều hoà tan tốt trong chất béo, do vậy để tăng hiệu quả sử dụng của các sắc tố đòi hỏi thức ăn phải chứa đủ lượng chất béo cần thiết, đường tiêu hoá của gia cầm phải khoẻ mạnh để hấp thu tốt các sắc tố.


Tóm lại


Việc loại bỏ kháng sinh khỏi thức ăn đòi hỏi chúng ta phải thay đổi trong phương thức quản lý, chăm sóc và chăn nuôi, thay đổi chế độ dinh dưỡng để đảm bảo sức khoẻ, giảm nguy cơ bệnh tật. Việc sử dụng các sản phẩm bổ sung (phụ gia) là cần thiết để tăng cường sức khoẻ, cải thiệt năng suất và chất lượng sản phẩm. Các giải pháp cần được thực hiện nghiêm túc và đồng bộ để đạt được kết quả tốt nhất.


Tp. Hồ Chí Minh 29.11.2018


kỹ thuật

footer-vn-1-33.gif

CÔNG TY TNHH ECOVET

  • A135OT02 Tầng 35, Tòa Nhà A1 Vinhomes Golden River, số 2 Tôn Đức Thắng, P. Bến Nghé, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh, VN
  • Hotline: 0962003113, 038 687 0933
  • Email: sales@ecovet.com.vn
  • Website: www.ecovet.com.vn, www.ecovet.vn

Đã truy cập: 1,977,691

Đang xem: 1